Dương xỉ là loại cây có sức sống rất tốt, ngày càng được trồng nhiều bởi khả năng lọc không khí tốt và làm cảnh rất đẹp. Chúng có nhiều loại khác nhau với dáng vẻ, điểm đặc trưng nhất định. Vậy làm sao để có thể phân biệt được các loài với nhau, công dụng cũng như cách trồng của từng loại như thế nào, bài viết này sẽ trả lời cho bạn.
Đặc điểm cây Dương xỉ
Dương xỉ có tên khoa học là Nephrolepis cordifolia, thuộc họ Lomariopsidaceae là loài mọc ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loài cây thân nhỏ, không có cành cây, lá mọc dọc theo thân cây và rụng dần theo thời gian. Loài này không có hoa chủ yếu được trồng trong các chậu làm cây cảnh hoặc mọc dại trong tự nhiên cũng rất nhiều.
Hiện nay chúng được trồng nhiều làm cảnh trang trí nhờ vẻ đẹp độc đáo, khả năng lọc không khí và khử độc asen trong đất rất tốt. Một số đặc điểm nổi bật của về hình thái có thể kể đến như sau:
- Phần thân: Là loài cây thân nhỏ phần lớn thường là thân rễ mọc bò ngầm dưới đất, có loài thân lại mọc bò trên mặt đất hoặc thân cột bán hóa gỗ mọc thẳng trên mặt đất có thể cao đến 20m.
- Phần lá: Lá dương xỉ thuộc loại lá lược, các lá thường nở ra bằng cách bung ra đầu lá non cuộn chặt hay còn được gọi là kiểu xếp lá hình thoa. Lá của chúng được chia ra thành ba loại là lá dinh dưỡng, lá bào t và Brophophyll.
- Phần rễ: Rễ cây luôn luôn là rễ chùm, gồm nhiều rễ nhỏ bám sâu vào trong đất để hút nước và các chất dinh dưỡng.
Do đặc điểm cấu tạo đặc biệt nên Dương xỉ là loài không có hoa các bạn nhé. Chúng sinh sản bằng hình thức vô tính hoặc hữu tính. Sự thật về loài Duong xi có hoa chỉ là trong truyền thuyết, nhưng thực tế nếu theo dõi câu chuyện bạn sẽ thấy rằng đó không phải là những bông hoa mà là những chiếc lá dài biến đổi với chồi non thành túi bao tử. Tuy nhiên phần lá của cây thường được dùng nhiều trong cắm hoa, một bó hoa mà có thêm lá dương sỉ luôn tạo được một điểm nhấn rất đẹp lại mang ý nghĩa tốt đẹp cho gia chủ.
Các loại Dương xỉ
Hiện nay theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì loài dương xỉ có đến 12.000 loại phân bố khắp nơi trên thế giới. Đây là loài không có hoa và không có hạt chúng sinh sản thông qua các bảo tử. Để có thể liệt kê từng loại là rất khó vì vậy có thể phân loại theo các nhóm có đặc điểm và cách sinh trưởng tương đối giống nhau.
Dương xỉ cảnh
Là loài được trồng phổ biến nhất, dạng cây nhỏ bụi cao khoảng 30cm và thường là loài không có thân. Lá có kích thước nhỏ, mọc xum xuê xanh mướt quanh năm, chủ yếu được trồng trong chậu đặt trên bàn làm việc các quán cà phê.
Dương xỉ thủy sinh
Đây là loại được trồng trong các bể cảnh, bể cá. Để trồng được thủy sinh bạn chỉ cần có khúc gỗ hoặc các hốc đá với điều kiện ánh sáng và nhiệt độ thích hợp là cây sẽ phát triển tốt nhưng tốc độ phát triển của loài này khá chậm.
Dương xỉ rừng
Còn được biết đến là dương xỉ cổ đại, là loại có kích thước lớn nhất trong các loài. Giống cây này có thân bán hóa gỗ cao từ trên 1m hoặc lên đến hơn 10m, tuổi đời có thể lên đến hàng trăm năm mọc trong rừng sâu rất khó khai thác.
Tác dụng và ý nghĩa phong thủy
Dương sỉ có ý nghĩa về về mặt phong thủy mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ, đồng thời còn tượng trưng cho sức sống tươi mới, gia đình đông con nhiều cháu, sum họp và hòa thuận. Màu xanh của cây rất hợp với những người mệnh Mộc mang đến may mắn công việc thuận lợi. Do đó việc trồng cây Dương xỉ trước nhà là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Thanh lọc không khí
Ngoài khả năng làm giảm bức xạ từ máy tính rất tốt, cây còn có khả năng hấp thụ asen, toluen, xylen trong đất và đặc biệt có khả năng thanh lọc các khí độc hại trong môi trường văn phòng. Tuy nhiên chúng lại giữ lại các chất độc hại này trong thân và lá. Do đó khi trồng hoặc sử dụng có thể sẽ gây hại cho sức khỏe.
Dùng làm thực phẩm
Phần ngọn cây dương xỉ non hoàn toàn có thể dùng làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày để cung cấp các khoáng chất cho cơ thể. Nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản đều có những món ăn truyền thống được chế biến từ loài cây này, còn ở Việt Nam phần lá non của cây cũng là một món ăn hấp dẫn chủ yếu chỉ có ở vùng núi.
Dùng làm thuốc
Ngoài các tác dụng kể trên, Dương sỉ còn được sử dụng như một bài thuốc chữa bong gân, đau lưng, mỏi gối,... Tuy nhiên cần tránh trồng một số loài đã có sẵn độc tố trong cây như dương xỉ Diều hâu, dương sỉ Đà Điểu,...
Một số món ăn ngon từ rau dương xỉ
Phần non hay chính là phần lá đang cuộn tròn lại của một số loài dương sỉ có thể ăn được. Trong lá có chứa một lượng protein nhất định cùng các khoáng chất như kẽm, kali, canxi. Ngoài ra, còn cung cấp các loại vitamin như A, C và một số vitamin B phức hợp rất tốt cho sức khỏe.
Trong ẩm thực có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ rau dương xỉ như: Làm nộm, xào, hầm canh với thịt bò hay cơm trộn,....
Cách trồng và chăm sóc cây Dương xỉ
Là loài có sức sống mãnh liệt nên dương xỉ cổ đại rất dễ trồng và chăm sóc không cần tốn quá nhiều thời gian vào nó mà bạn vẫn có được một cây cảnh đẹp. Để trồng được một cây ưng ý bạn cần đảm bảo cánh trồng phù hợp và kỹ thuật chăm sóc tốt, dù là trồng làm cảnh, trồng chậu đất hay thủy sinh.
Trồng chậu đất
Ưu điểm của loài dương sỉ là không kén đất trồng chúng có thể sinh trưởng tốt trên mọi loại đất. Khi trồng chỉ cần đào hố đất vừa với bầu cây sau đó trộn phân và hỗn hợp đất lại với nhau. Tiếp theo chỉ cần đặt bầu cây vào và lấp đất lại nên cho một ít phân bò và sơ dừa xung quanh gốc cây để cây hấp thụ được chất dinh dưỡng đồng thời cũng làm mát cho cây. Nếu trồng trong chậu cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển.
Trồng thủy sinh
Dương xỉ trồng thủy sinh có nhiều loại, thường sống bám trên thân cây, hốc đá hoặc đất cạn gần nước nên để trồng được trong nước bạn cần mô phỏng được môi trường sống của chúng trong bể thủy sinh. Khi trồng cần buộc rễ hoặc dán rễ vào cây hoặc đá để đến khi nó ra rễ mới bám được rồi thì có thể cắt bớt rễ cũ đi.
Cách chăm sóc
Tùy thuộc theo môi trường trồng cây khác nhau mà cách chăm sóc cũng có sự thay đổi đôi chút, bạn cần quan tấm tới các yếu tố độ ẩm, bón phân và nhiệt độ
- Trồng trên đất cần tưới cây đều đặn 2 lần/ngày và chia ra 30% vào gốc, 70% vào thân. Không trồng cây nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp bởi là loài ưa mát, thích ẩm bón phân cho cây 3 - 4 tháng 1 lần.
- Trồng thủy sinh cần đảm bảo sự ổn định của dòng nước, thường xuyên thay và cải thiện chất lượng nước. Nên trồng thủy sinh kết hợp với nhiều loại cây xanh khác vào mùa hè để tránh nhiệt độ cao và thiếu oxy.
Cần quan sát thường xuyên xem cây có bị vàng lá hay không để phát hiện kịp thời các mầm bệnh trong cây nhằm có biện pháp xử lý phù hợp.
Cây dương xỉ giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Hiện nay trên thị trường cây cảnh có rất nhiều loại cây Dương xỉ khác nhau nên giá bán của các loài cũng khác nhau. Giá bán phụ thuộc nhiều vào đặc điểm và thời gian trồng cũng như cách chăm sóc của từng loại. Để có thể biết được giá chính xác nhất của từng loại nên tham khảo trên các cổng thông tin chính thống của các nhà vườn hoặc đến trực tiếp các vườn cây cảnh.
Để có được một cây Dương xỉ đẹp vừa ý mà giá cả phải chăng bạn nên đến trực tiếp các nhà vườn chuyên cung cấp về cây cảnh để tìm hiểu. Bạn cũng có thể tham khảo trên các website chuyên về cây cảnh để tham khảo, tuy nhiên cái gì mình thấy tận mắt vẫn tốt hơn phải không ạ?
Hy vọng bài viết đem lại thông tin tốt nhất và những giá trị nhất định. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì thêm, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé.