Danh mục Menu

Cây Phú quý - Đặc điểm, Công dụng và Ý nghĩa

Những người đam mê cây cảnh chắc chắn không còn xa lạ gì với cây Phú quý - một giống cây không chỉ sở hữu ý nghĩa phong thủy cực đỉnh mà còn có nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết thông tin về nó cũng như làm sao để sở hữu một chậu cây đẹp. Bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh sẽ mang đến cho bạn tổng hợp kiến thức hữu ích nhất. Đón đọc ngay nhé!

Cây phú quý là cây gì?

Cây phú quý được trồng ở Việt Nam với mục đích làm cảnh là chủ yếu, chúng còn được gọi với tên khoa học là Aglaonema hybrid và tên tiếng anh là Aglaonema Red. Thuộc họ thực vật Arecaceae (họ cau, dừa).

Ban đầu, giống cây này là loại lai tạp đến từ Indonesia, phần lá và thân có màu xanh đậm. Đến năm 1982 đã tạo ra cây có màu xanh lá viền đỏ từ giống gốc sau đó du nhập vào hầu hết các quốc gia khu vực Châu Á. Ngày nay cây phú quý được trồng ở mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

cay-phu-quy-aglaonema-red.jpg

Cây phú quý là giống cây cảnh được trồng nhiều nhất hiện nay

Đặc điểm của cây Phú quý

Không cần phải giới thiệu quá nhiều, cây phú quý vẫn rất được ưa chuộng, phần lớn nhờ vào đặc điểm sinh thái của chúng.

  • Phần thân: Thân cây phú quý có màu trắng xen lẫn hồng vô cùng nổi bật, chia thành nhiều nhánh khác nhau. Đồng thời các nhánh cây vươn thẳng đứng, chiều cao trung bình dao động từ 30 - 35 cm tùy loại.
  • Lá cây: Phần lá có kích thước tương đối lớn tuy nhiên khá mỏng, nhọn về phía đầu, thân lá gần cuống có hình bầu tròn. Trên bề mặt lá bóng nhẵn và có màu xanh đậm trong khi đó phần viền có màu đỏ tía.
  • Hoa phú quý: Trên thực tế không phải cây phú quý nào cũng cho hoa, hoa phú quý sẽ có màu trắng đục, cánh mọc, mọc theo dạng chụm đầu. Hầu như không có hương thơm hoặc có mùi hương rất nhẹ.

Cây Phú quý có mấy loại?

Hiện nay việc phân loại cây phú quý chủ yếu dựa vào cách thức trồng cây, bao gồm phú quý trồng để bàn, trồng chậu đất và phú quý thủy sinh.

Cây phú quý trồng để bàn

Giống cây này được sử dụng để đặt trên bàn trà, bàn phòng khách, bàn học hoặc bàn làm việc. Phần thân có kích thước tương đối nhỏ, dao động khoảng hơn 20 cm, nhiều nhánh tuy nhiên sẽ thường được cắt tỉa cho phù hợp với không gian.

chau-cay-phu-quy-de-ban.jpg

Chậu cây Phú quý để bàn làm việc văn phòng

Câu phú quý trồng chậu đất

Đối với cây phú quý trồng chậu đất, bạn có thể đặt chúng ở trong phòng, ngoài sân vườn hoặc treo ban công, đặt cửa sổ. Kích thước cây có thể cao hơn so với loại đề bàn, phần lá tương đối lớn và nhiều nhánh tỏa ra xung quanh.

cay-phu-quy-trong-chau-dat-dai.jpg

Cây phú quý trồng chậu đất dài

Cây phú quý thủy sinh

Thủy sinh là hình thức trồng trong nước, phú quý thủy sinh có một số đặc điểm khác biệt so với những giống cây khác. Phần rễ dài, mọc theo chùm và có màu trắng đục, phần thân trung bình, không quá cao, lá màu xanh nhạt viền đỏ đặc trưng. Bạn có thể đặt bình phú quý thủy sinh ở bất cứ vị trí nào trong nhà, văn phòng,...đều mang lại giá trị thẩm mỹ rất cao.

cay-phu-quy-trong-thuy-sinh.jpg

Phú quý thủy sinh có giá trị thẩm mỹ cao

Công dụng và Ý nghĩa cây Phú quý

Cây phú quý là giống cây có đa công dụng, bao gồm trang trí không gian, làm quà tặng và có tác dụng tốt trong việc điều hòa không khí.

  • Trang trí không gian: Sử dụng cây phú quý trong trang trí các không gian nhà ở, làm việc, văn phòng, quán sách, cà phê,...đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Không chỉ tạo ra sự ấn tượng, nét nổi bật mà còn có thể giúp thu hút thêm vận may, thịnh vượng.
  • Làm quà tặng: Người ta thường dùng cây phú quý làm quà tặng vào những dịp quan trọng, trong đó có tân gia, năm mới, mừng thọ, khai trương,...Với mong muốn thay lời chúc về sự thành công, phát đạt, sức khỏe và nhiều niềm vui.
  • Điều hòa không khí: Một công dụng đặc biệt khác của cây phú quý là có khả năng lọc không khí khá tốt, loại bỏ khí độc và giảm bớt các loại khói bụi ô nhiễm trong môi trường. Từ đó giúp cho không gian luôn thoáng mát, sạch sẽ đồng thời tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho gia chủ.

Cách nhân giống cây Phú quý

Phương pháp nhân giống phú quý được áp dụng nhiều nhất ở thời điểm hiện tại là giâm cành và tách bụi. Cách thực hiện không quá khó nên bạn cũng có thể làm được thông qua hướng dẫn dưới đây.

Phương pháp Giâm cành

  • Bước 1: Chuẩn bị vật dụng bao gồm kéo cắt cành, giá thể trồng từ sơ dừa, vỏ trấu, phân chuồng ủ hoai.
  • Bước 2: Chọn cây giâm cành và cắt hom giâm, nên chọn cây mẹ không sâu bệnh, bánh tẻ và phát triển ổn định. Sau đó cắt cành có độ dài từ 5 - 7cm.
  • Bước 3: Nhúng cành đã cắt vào chất kích thích rễ, tiếp theo để khô từ 5 - 10 phút và sau đó cắm cành vào bầu đã chuẩn bị.
  • Bước 4: Đặt bầu tại những nơi có bóng mát, tưới nước thường xuyên cho đến khi cây ra rễ là có thể tách và đem trồng.

Phương pháp tách bụi

  • Bước 1: Chuẩn bị cây giống có bụi lớn để tiến hành tách bầu
  • Bước 2: Thái bầu một cách nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu sau đó chia cây bụi cây thành hai phần. Tùy thuộc vào số lượng cần trồng để tiến hành tách cây.
  • Bước 3: Chuẩn bị chậu đất và cho phần cây đã tách vào lấp đất kín khu vực rễ.
  • Bước 4: Đặt cây vào nơi có bóng râm và tưới nước thường xuyên để cây nhanh chóng thích ứng.

Cách trồng và chăm sóc cây Phú quý

Cách trồng và chăm sóc phú quý tương đối đơn giản, bạn không cần bỏ quá nhiều công sức mà vẫn có thể sở hữu những chậu cây đẹp.

Cách trồng cây Phú quý

Có hai cách trồng cây phú quý được sử dụng rộng rãi hiện nay bao gồm trồng trong chậu đất và trồng thủy sinh. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và phù hợp với những khu vực riêng.

Trồng phú quý trong chậu: Bạn cần chuẩn bị chậu đất với những lỗ thoát nước phù hợp sau đó tiến hành cho cây vào, lấp đất cho kín rễ. Tiếp tục tưới nước, phun sương đầy đủ để tạo độ ẩm và môi trường thích hợp cho cây phát triển.

Trồng phú quý thủy sinh: Chuẩn bị chậu thủy tinh, nước, sỏi và cây giống. Cắt phần rễ cây bị hỏng, thối  của cây giống sau đó rửa sạch. Tiếp theo cho cây vào giữa chậu và đổ nước vào. Cuối cùng cho vào một vài viên sỏi để cố định gốc.

Chăm sóc cây Phú quý

Tưới nước: Bạn có thể tưới nước 2 - 3 lần/ngày với lượng vừa phải để giúp cây luôn duy trì được độ ẩm thích hợp. Vào mùa mưa, thời tiết nồng ẩm có thể giảm bớt tần suất để tránh trường hợp úng rễ.

Bón phân: Bón phân hữu có, trùn quế, NPK hoặc một số loại phân bón sinh học khác đối với những giống cây phú quý được trồng trong chậu đấu. Trường hợp trồng thủy sinh bạn có thể sử dụng dung dịch dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho cây.

Ánh sáng: Cây phú quý khá ưa sáng, trong điều kiện tự nhiên sẽ thúc đẩy cây ra hoa nhanh hơn. Do đó hàng ngày bạn nên đem cây ra ngoài khoảng 3 - 4 tiếng hoặc cũng có thể đặt chậu ở khu vực cửa sổ, ban công.

Sâu bệnh: Đối với những loại sâu bệnh trên lá, bạn có thể tiến hành cắt bỏ đi phần lá bị sâu. Những tình trạng nghiêm trọng hơn hãy sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để giúp cây hạn chế diễn biến nặng hơn.

cach-cham-soc-cay-phu-quy-luon-xanh-tot.jpg

Phương pháp chăm sóc cây phú quý siêu đơn giản

Cây Phú quý giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Mức giá của phú quý hiện nay được phân loại thành hai dòng chính bao gồm cây giống và cây cảnh. Căn cứ vào từng địa chỉ cung cấp khác nhau chi phí cũng có sự chênh lệch nhất định. 

  • Cây phú quý giống: Mức giá dao động từ 50.000 - 120.000 đồng/chậu giống.
  • Cây phú quý cảnh: Chi phí trong khoảng 250.000 - 1.000.000 đồng/cây tùy thuộc vào kích thước, giống cây cũng như địa chỉ bán hàng.

Bạn có thể mua cây giống tại hầu hết các cửa hàng cây cảnh và vườn ươm, hoặc cũng có thể lựa chọn giải pháp tiện lợi hơn là mua trên các sàn thương mại điện tử, website bán hàng. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn để lựa chọn địa chỉ mua phù hợp nhất.

Như vậy bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết nhất về cây phú quý. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm kiến thức về những loài cây khác, hãy ghé thăm ngay Khu Vườn Xanh để được cập nhất một cách nhanh chóng nhất nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Phương Dung

Phương Dung

Tác giả