Cúng rằm tháng 7 là một trong những nghi lễ quan trọng mỗi khi mùa Vu Lan báo hiếu đang đến gần. Đây là cách để chúng ta tưởng nhỏ, bày tỏ lòng biết ơn đối với những người sinh thành, nuôi dưỡng. Trong bài viết này, hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng rằng tháng 7 nhé!
Tìm hiểu về lễ Vu Lan rằm tháng 7
Lễ Vu Lan rằm tháng 7 còn được gọi là ngày xóa tội vong nhân, ngày này diễn ra vào 15/7 âm lịch hàng năm. Đây được xem là một ngày lễ quan trọng đối với Phật giáo, vào ngày này con cháu sẽ thể hiện tấm lòng của mình đối với tổ tiên, những người có công sinh thành, nuôi dưỡng.
Một nghi thức quan trọng không thể thiếu vào ngày lễ Vu Lan đó là bông hồng cài áo. Mỗi một màu hoa cài áo sẽ có ý nghĩa khác nhau, cụ thể: màu trắng dành cho những người con không còn cha mẹ. Hoa màu hồng thể hiện sự hạnh phúc của những người còn cha mẹ trên đời. Màu vàng là màu dành cho các tu sĩ.
Ý nghĩa ngày rằm tháng 7 Âm lịch
Ý nghĩa của lễ rằm tháng 7 tại nhà được bắt nguồn từ việc bồ tát cứu mẹ khỏi vòng vây của quỷ vì vậy ngày lễ này đã ra đời để thể hiện sự tưởng nhớ, tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Vì vậy, vào ngày này, những tín đồ thường sẽ cầu siêu cho những người đã qua đời, cúng chúng sinh để tích đức.
Bên cạnh ý nghĩa rằm tháng 7 trên, ngày lễ Vu Lan còn là lời nhắc nhở tất cả mọi người cần nhớ về cội nguồn dân tộc, tình cảm gia đình, sự biết ơn đối với những người đã sinh thành ra mình, tinh thần đền ơn đáp nghĩa.
Cúng Rằm tháng 7 vào ngày giờ nào đẹp?
Vào mỗi dịp Cúng rằm tháng 7 thường sẽ bao gồm khá nhiều thủ tục khác nhau. Bạn sẽ phải chuẩn bị một số mâm cúng như: cúng gia tiên, cúng thần linh, cúng chúng sinh. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý, mỗi một mâm cúng sẽ được thực hiện với khung giờ khác nhau trong ngày.
Đối với nghi lễ cúng thần linh và cúng Phật bạn có thể cúng vào mọi thời điểm trong ngày đều được, thường thì nhiều người sẽ lựa chọn cúng vào đúng ngày rằm tháng 7. Khung giờ để cúng có thể vào sáng, trưa hoặc vào buổi tối với mâm cúng được chuẩn bị đầy đủ.
Ngày giờ tốt và thời gian chuẩn bị đồ lễ cúng rằm tháng 7 theo thứ tự như sau:
- Cúng Phật: Cúng vào buổi sáng
- Cúng gia tiên: Cúng vào 10 - 11h.
- Cúng cô hồn: Cùng từ 17h - 19h
Chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7 Âm lịch
Ngày lễ Vu Lan, việc chuẩn bị mâm cúng rằng tháng 7 là rất quan trọng đối với nhiều gia đình. Mỗi một mâm cúng sẽ cần chuẩn bị đồ khác nhau, áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau, cụ thể như sau:
Mâm cúng chay rằm tháng 7
Mâm cúng chay là mâm cúng được rất nhiều người lựa chọn để cúng gia tiên vào ngày rằm tháng 7 hàng năm. Mâm cúng chay tuy đơn giản nhưng lại mang khá nhiều ý nghĩa quan trọng và thể hiện được lòng thành kính đối với gia tiên.
Đối với Mâm cúng chay này hơi cầu kỳ và phức tạp hơn chút, nếu bạn không rành về ẩm thực chay có thể mua sẵn tại các cửa hàng bán đồ ăn chay. Bạn có thể chuẩn bị một số món ăn như:
- Miến trộn
- Canh chua nấu nấm
- Nem xù chay
- Xôi đậu
- Đậu hũ
- Bánh chưng chay
- Giò chay
Mâm cúng mặn rằm tháng 7
Với mâm cúng rằm tháng bảy mặn, bạn cần chuẩn bị một số món ăn để cúng tổ tiên như:
- Gà luộc
- Xôi gấc
- Giò lụa
- Nem rán
- Miến măng gà
- Canh bí xương
Mâm cúng rằm tháng 7 chúng sinh
Mâm cúng cô hồn tháng 7 sẽ được cúng ở ngoài trời với mục đích để phân phát đồ ăn cho những linh hồn lưu lạc và vất vưởng. Những đồ lễ bạn cần chuẩn bị trong mâm cúng này gồm: Cháo loãng, muối trắng, nhanh, nến, tiền lẻ, gạo trắng, bánh kẹo…
Mâm cúng phật rằm tháng 7
Mâm cúng rằm tháng 7 để cúng Phật, gia chủ sẽ cần chuẩn bị một số món đơn giản như: cơm hay hoặc bạn cũng có thể cúng bằng hoa quả đều được. Đối với mâm cúng Phật, bạn không cần phải chuẩn bị quá nhiều món ăn điều quan trọng nhất vẫn là lòng thành và tâm đức của mình luôn hướng về Phật. Các đồ lễ cúng cần được bày biện gọn gàng, thường thì mâm cúng Phật sẽ được cúng vào buổi sáng trong ngày.
Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7
Để chuẩn bị được mâm cúng rằm tháng 7 trong nhà cho gia tiên, bạn cần có những đồ cúng sau: rượu, vàng mã, nước, trái cây, hương và nến…Ngoài ra bạn cần chuẩn bị kèm theo một mâm cúng mặn hoặc cúng chay đều được.
Mâm cúng rằm tháng 7 ông thần tài thổ địa
Tuỳ vào điều kiện của từng gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cúng ông thần tài thổ địa khác nhau. Bạn có thể chuẩn bị những đồ cúng như: bộ tam sên, xôi đậu, thịt quay, chè, cá lóc….Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là lòng thành của bạn đối với các vị thần. Mâm cúng ông thần tài thổ địa sẽ được để ngay bên dưới mâm cúng Phật khi thực hiện nghi lễ.
Trình tự Các Nghi lễ cúng Rằm tháng 7
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các bước phía trên, chúng ta tiến hành nghĩ lễ cúng, dẫu rằng việc cúng là tùy tâm gia chủ, tuy nhiên bạn cần phải thực hiện theo trình tự và các nghi thức một cách chuẩn xác, tránh lệch lạc ngoài ý muốn. Các nghi thức cúng rằm tháng 7 trong mùa lễ Vu Lan sẽ bao gồm những thủ tục như:
- Chuẩn bị mâm cỗ cúng: Bạn có thể chuẩn bị những mâm cỗ cúng như bên trên, tuỳ vào điều kiện của từng gia đình. Mỗi một mâm cỗ sẽ cúng sẽ có một ý nghĩa riêng, do đó bạn nên chuẩn bị đầy đủ các đồ cúng phù hợp.
- Nghi lễ hoa cài ngực: Vào mùa lễ Vu Lan hàng năm, những ngôi chùa tại nước ta thường tổ chức nghi lễ bông hồng cài áo. Những ai còn cha mẹ thì sẽ cài một bông hoa màu hồng, còn những ai đã không còn cha mẹ thì cài bông hoa màu trắng. Đối với những tu sĩ thì sẽ cài bông hoa màu vàng trên ngực.
- Thả đèn hoa đăng: Nghi lễ thả đèn hoa đăng được xem là một phong tục không thể thiếu trong mùa Vu Lan. Đây được xem là một phần quan trọng thể hiện sự tưởng nhớ đối với những người đã khuất.
Bài văn khấn Rằm tháng 7 đúng nhất
Bài văn khấn rằm tháng 7 được xem là một sợi dây kết nối giữa chúng ta với tổ tiên. Thông qua bài khấn, chính là cách thể hiện sự tưởng nhớ của người còn sống với tổ tiên của mình. Dưới đây là bài văn khấn cúng rằm tháng 7 bạn đọc có thể tham khảo qua như:
Trích đoạn văn khấn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.
Tín chủ chúng con là….
Ngụ tại….
Hôm nay là ngày Rằm tháng 7 năm… Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.
Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…
Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Lưu ý quan trọng khi chuẩn bị cúng Rằm tháng bảy
Khi thực hiện các nghi lễ cúng rằm tháng 7 bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng bên dưới đây như:
- Cần chuẩn bị đầy đủ những đồ cúng như: xôi, chè, nhang, trà còn lại mâm cơm cúng sẽ được chuẩn bị tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.
- Tuyệt đối không được cúng bằng các món ăn như: thịt mèo, thịt rắn, thịt chó và nước mắm, tỏi.
- Giữ gìn cơ thể sạch sẽ trước khi cúng, trước khi cúng rằm khoảng 2 ngày bạn không nên sử dụng những thực phẩm khiến cho cơ thể có mùi.
- Khi cúng cần đọc rõ họ tên của người được cúng bởi vào ngày này sẽ có rất nhiều vong hồn vất vưởng.
Trên đây là một số thông tin về cúng rằm tháng 7 mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua đó bạn sẽ nắm được cách chuẩn bị mâm cơm cúng và trình tự các nghi lễ trong ngày rằm tháng 7 sắp tới. Đừng quên nhấn Like, Share và truy cập Khu Vườn Xanh mỗi ngày để cập nhật thêm thông tin, kiến thức về phong thủy, các loài hoa, cây cảnh khác bạn nhé.