Danh mục Menu

Cây Tùng La hán: Phân loại, Công dụng, Ý nghĩa và Cách chăm sóc

Sở hữu vẻ ngoài sang trọng cùng với những ý nghĩa phong thủy đặc biệt, bởi vậy Tùng La hán trở thành loài cây được những người sành chơi cây lựa chọn. Nếu bạn đang tìm hiểu các thông tin liên quan tới loài cây độc đáo này, bài viết chi tiết dưới đây của Khu Vườn Xanh là dành cho bạn.

Đặc điểm và Nguồn gốc

Tùng la hán ở nhiều vùng còn được gọi với tên là vạn niên tùng, tên khoa học là Podocarpus macrophyllus. Thường được trồng ở các quốc gia có khí hậu cận nhiệt, nhiệt đới, trồng trong nhà với mục đích làm cảnh. Cây có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc sau này được du nhập và trồng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia khu vực Nam Á và Ấn Độ. Tại Việt Nam, giống Tùng này nhanh chóng trở thành loại cây cảnh được nhiều hộ gia đình yêu thích, lựa chọn đặt trong nhà.

La hán vạn niên tùng có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc
La hán vạn niên tùng có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc

Từ lâu, La hán tùng đã được coi là một trong những giống cây sở hữu nhiều đặc điểm sinh thái nổi bật bậc nhất. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng nắm rõ những điểm nổi bật này.

  • Phần thân: Thuộc loại thân gỗ, có nhiều nhánh và cành, thường mọc ngang hoặc dọc theo chiều rủ xuống. Khi cây trưởng thành, chiều cao tối đa có thể đạt được lên tới 10m. Phần thân có màu nâu và phần vỏ tương đối sần sùi.
  • Phần lá: Lá cây có màu xanh bóng, hình dạng thuôn dài, hẹp ngang, phần đỉnh nhọn, mọc so le trên cành. Phần cuống lá tương đối ngắn, có màu nâu nhạt, gân lá nổi mờ không quá rõ ràng.
  • Phần hoa: Hoa có kích thước tương đối lớn, nở chủ yếu vào tháng 5 và có màu trắng ngà. Hương thơm nhẹ nhàng, hầu như không ngửi thấy mùi, cánh hoa mỏng và phần dưới có hình dạng vảy.
  • Phần quả: Là giống cây có phần lá dài và dày, quả non hình tròn, có màu xanh trắng, khi quả chín có màu đỏ, ăn có vị ngọt đậm, kích thước nhỏ

Các loại Tùng la hán

Trên thị trường cây cảnh, giống Tùng la hán được phân loại thành 5 giống chính bao gồm các loại: lá ngắn, lá dài, La hán bông, La hán trái và La hán Nhật.

Tùng la hán lá ngắn

Đặc điểm của tung la han lá ngắn phải kể đến kích thước lá nhỏ, chỉ khoảng từ 3 - 4cm, mọc thưa và xen kẽ nhau. Khi còn non lá có màu xanh nhạt, chuyển sang đậm khi già. Thân cây có nhiều vỏ và sống được ở mọi điều kiện khí hậu cũng như môi trường khác nhau.

La hán tùng lá ngắn
La hán tùng lá ngắn

Tùng la hán lá dài

Loại lá dài có kích thước thân lớn, chiều cao có thể dao động từ 7 - 20m, lớp vỏ ngoài có nhiều mảng. Lá dài thuôn nhọn phần đỉnh, chiều dài tối đa lên tới 12cm, rộng từ 0,2 - 1cm. Phiến lá dày, màu xanh đậm, khá bóng và có gân chính nổi lên ở cả hai mặt.

La hán Tùng lá dài
Tùng la hán lá dài

Tùng la hán bông

Tùng hán bông còn được gọi là tùng trứng, có phần lá thuôn dài màu xanh đậm. Giống cây này chỉ ra hoa và không cho trái. Phần hoa nhỏ màu trắng, mọc dày đặc ở nách lá, lá mọc tương đối thưa.

La hán tùng bông ra hoa trắng
Tùng la hán bông ra hoa trắng

Tùng la hán trái

Sở hữu phần lá xanh đậm, dày, ngắn, khi quả chín có màu đỏ và có thể ăn được, quả có vị ngọt. Kích thước trung bình từ 1 - 2m, được trồng nhiều trong sân vườn làm cảnh.

Tùng la hán Nhật

Còn được gọi với cái tên Tùng Nhật, giống cây cảnh ngoại nhập từ Nhật Bản mới xuất hiện thời gian gần đây, đang dần tạo nên cơn sốt cực hot trong giới cây cảnh với tuổi thọ lâu năm, thân hình to lớn, thế dáng đẹp. Cây được trồng chủ yếu là cây ngoại thất cho các khu vườn, nhà vườn biệt thự với diện tích rộng. Loại cây này hiện đang có giá bán rất cao do hình dáng đẹp, cây cổ thụ và chi phí nhập khẩu, vận chuyển đắt đỏ

Tùng la hán Nhật Bản trồng trang trí sân vườn, biệt thự
Tùng la hán Nhật Bản trồng trang trí sân vườn, biệt thự

Ý nghĩa cây Tùng la hán

Trong quan điểm phong thủy thời xưa, Tùng được coi là một trong 4 loài cây tứ quý: Tùng, Cúc, Trúc Mai. Do đó nó mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống cũng như phong thủy.

  • Trong cuộc sống: La hán tùng là đại diện cho sức sống dẻo dai, mãnh liệt giúp gia chủ trường thọ, bình yên. Mặt khác nó còn là biểu tượng cho sự hiên ngang, khí phách của người quân tử, là sự quý phái và sang trọng.
  • Trong phong thủy: Loài cây này mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ, hỗ trợ con đường làm ăn, công danh và sự nghiệp. Bên cạnh đó nó còn giúp xua đuổi tà khí, trừ tà ma và bảo vệ gia đình khỏi những điềm xấu, mang lại bình an, may mắn và sức khỏe.

Công dụng cây Tùng la hán

Ngoài vẻ đẹp trang trí, mang ý nghĩa phong thủy, cay Tung la han có nhiều trong dụng khác nhau trong cuộc sống, được ứng dụng vào nhiều mục đích, nổi bật nhất phải kể tới:

  • Làm cây cảnh trang trí: Tùng hán được trồng nhiều để làm cây cảnh hoặc trồng như một loại cây xanh ở các khu vực đô thị. Sở hữu kích thước tương đối lớn nên chúng có thể mang lại bóng mát, sự sang trọng cũng như nét cổ kính tạo điểm nhấn cho không gian sống nói riêng và toàn khu phố nói chung.
  • Tạo dáng cây bonsai: Đối với những gốc Tùng cao, người ta thường dùng để uốn nắn tạo thành những thế bonsai độc lạ, đẹp mắt. Giá trị kinh tế của những chậu bonsai này rất cao đồng thời luôn thu hút sự quan tâm của những người yêu cây.
  • Chữa bệnh trong Đông Y: Ngoài tác dụng làm cây xanh trang trí, phần quả la hán có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Hình dáng quả hình tròn, có màu đỏ, vị ngọt nhẹ, hơi chua và chứa nhiều dinh dưỡng, mùa thu hoạch quả vào tháng 11 đến tháng 12 hàng năm. Theo các Y học Trung quốc và kinh nghiệm trong dân gian cho rằng quả Tùng hán có thể đem ngâm với rượu, chữa các bệnh về huyết áp, giải độc gan hiệu quả
  • Làm quà tặng phong thủy ý nghĩa: Vào các dịp lễ như mừng thọ, khai trương, tân gia,... việc tặng một chậu Tung la han có ý nghĩa chúc may mắn, trường thọ cũng như thu hút thành công tài lộc. Do đó ngày nay việc sử dụng loài cây này làm quà tặng đã trở nên rất phổ biến, được nhiều người ưa chuộng.
Tùng la hán bonsai dáng đẹp đã lên chậu
Tùng la hán bonsai dáng đẹp đã lên chậu

Cách trồng và chăm sóc cây Tùng la hán

Không chỉ ngoài tự nhiên, Tung la han được đánh giá là dễ trồng cũng như chịu được thời tiết khắc nghiệt và sống tốt trong môi trường trồng chậu hoặc sân vườn, chính vì vậy quá trình chăm sóc cũng không tốn quá nhiều thời gian và công sức.

Chọn giống

Bạn nên chọn các cây giống khỏe mạnh, có tán lá phù hợp, thân chắc. Một số thế cây bạn có thể tham khảo như thế trực, thế thác đổ, thế vũ trụ, thế ngũ phúc,... Hoặc lựa chọn cây con về trồng và sau đó uốn nắn theo sở thích cá nhân cũng là quyết định không tồi.

Đất trồng

Đất thịt là loại đất thích hợp nhất cho việc trồng cây la hán tùng, cho khả năng thoáng khí, thoát nước tốt. Bạn nên trộn thêm các thành phần dinh dưỡng như trấu, mụn dừa hay phân chuồng ủ để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất.

Kỹ thuật trồng

Bạn có thể sử dụng các phương pháp gieo hạt, chiết hoặc giâm cành, đối với mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Sau khi lựa chọn được giống cây phù hợp, bạn tiến hành đào một hố nhỏ dưới đất sau đó đặt cây giống/hạt giống vào và lấp đất cho kín bề mặt rễ/hạt. Dùng bình phun sương tưới nước thường xuyên cho đến khi cây ổn định, bén rễ hoặc nảy mầm.

Tưới nước

Về cơ bản, Tùng không phải là giống cây ưa ẩm, do đó bạn chỉ cần tưới một lượng nước phù hợp, tránh để đất quá khô. Tần suất trung bình có thể tham khảo là từ 1 - 2 lần/tuần. Tuy nhiên cũng cần căn cứ vào tình hình thời tiết cụ thể của từng khu vực để điều chỉnh sao cho thích hợp nhất.

Phân bón

Bạn nên bón phân cho cây với tần suất khoảng 3 tháng/lần, sử dụng các loại phân kali, NPK, phân chuồng ủ để thân chắc khỏe cũng như hỗ trợ giúp lá xanh bóng hơn.

Nhiệt độ, ánh sáng

Có thể trồng ở bất cứ khu vực nào, kể cả bóng râm hay khu vực thoáng đãng. Tuy nhiên không nên đặt cây quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt vì có thể dẫn tới tình trạng héo lá, cháy cành.

Phòng sâu bệnh

Cây thường gặp phải một số loại sâu bệnh như rầy, sâu vẽ bùa. Phương pháp phòng ngừa tốt nhất là ngắt lá non khi có dấu hiệu bệnh, bên cạnh đó là sử dụng một số loại thuốc trừ sâu phù hợp để bảo vệ cây.

Cây Tùng la hán giá bao nhiêu và mua ở đâu?

La hán tùng được người chơi cây rất săn lùng, do đó mức giá bán cũng có sự điều chỉnh liên tục theo thời gian. Bên cạnh đó nó cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Bạn có thể tham khảo mức giá dưới đây:

  • Hạt giống Tùng la hán: Mức giá dao động từ 40.000 - 70.000 đồng.
  • Cây Tùng giống la hán: Mức giá dao động từ 150.000 - 200.000 đồng tùy kích thước.
  • La hán tùng bonsai: Mức giá từ 1.500.000 đồng/chậu trở lên tùy thế cây cũng như tuổi thọ.

Để mua được giống cây tốt, đảm bảo khả năng phát triển nhanh chóng, bạn có thể tham khảo tại các nhà vườn, vườn ươm. Bên cạnh đó cũng có thể lựa chọn hình thức mua online trên các sàn thương mại điện tử, trang web để tiết kiệm thời gian cũng như công sức di chuyển.

Tùng la hán không chỉ sở hữu vẻ ngoài sang trọng mà còn có nhiều ý nghĩa đẹp trong cuộc sống và phong thủy. Do đó nếu đang phân vân chưa biết trồng cây gì cho sân vườn của mình, bạn có thể tham khảo qua giống cây này cũng như tìm hiểu thêm các loài hoa, cây cảnh khác trên Khu Vườn Xanh với thông tin cập nhật đầy đủ và chi tiết nhất.

Chia sẻ
(5/5, 4 votes)
Phương Dung

Phương Dung

Tác giả