Danh mục Menu

Cây Trường Sinh - Sự kết hợp hoàn hảo giữa Vẻ đẹp, Công dụng và Ý nghĩa

Cây Trường Sinh không chỉ là một điểm nhấn trang trí tuyệt vời trong không gian sống mà còn mang đến ý nghĩa về sức khỏe, sự trường tồn và may mắn. Với khả năng kháng bệnh tốt và khả năng lọc không khí, cây Trường Sinh trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người yêu cây và tìm kiếm một mảnh xanh trong ngôi nhà hoặc văn phòng của mình. Cùng Khu vườn xanh khám phá và hiểu hơn về loại cây này ngay trong bài viết dưới đây!

Cây trường sinh là gì? 

Cây trường sinh là loại cây có nhiều tên gọi khác nhau như lá bông, đả bất tử, diệp sinh căn, cây bỏng, thiên cảnh, thiên cảnh tạp giao. Tên khoa học của nó là Peperomia obtusifolia hoặc Kalanchoe pinnata (Lam) Pers, thuộc họ thuốc bỏng - Crassulaceae, và có nguồn gốc từ Madagascar và Nam Phi.

Cây Trường sinh có tên khoa học là Peperomia obtusifolia
Cây Trường sinh có tên khoa học là Peperomia obtusifolia

Đặc điểm của cây Trường sinh

Cây Trường Sinh hay còn được gọi là lá bông, với vẻ đẹp thuần khiết và sức sống mãnh liệt, cây được xem là một loài cây cảnh độc đáo. Cây thích hợp cho môi trường có ánh sáng yếu như văn phòng, nhà ở, nhà hàng, quán cà phê và nhiều nơi khác.

Cay Truong sinh có nhiều đặc điểm nổi bật như:

  • Là một loại thực vật có hoa với thân cây nhẵn bóng, tròn và chứa nhiều nước. Thông thường, chiều cao trung bình của cây Trường Sinh để bàn dao động từ 15 đến 30 cm.
  • Lá của cây có kích thước lớn, màu xanh lục đậm, hình dạng hơi bầu về phía cuống lá. Chúng mọc đối xứng từ gốc hoặc thân cây và có xu hướng xum xuê. Những chiếc lá dày, phiến to và màu sắc tươi tắn tạo nên một hình ảnh hài hòa và bắt mắt. 
  • Cây Trường Sinh ra hoa màu trắng, hình dạng hợp thành một chuỗi đặc biệt thú vị. Thời gian hoa nở kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 của năm sau.
  • Tuổi thọ của cây: Giống như tên gọi của nó, cây Trường Sinh có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, luôn xanh quanh năm và có tuổi thọ lâu dài.

Các loại cây Trường sinh

Cây Trường sinh xanh

Là giống cây được trồng phổ biến nhất hiện nay, cây Trường sinh xanh thật chất cũng là một cách đọc khác của cây Trường sinh phiến lá tròn, xanh tươi. Tuy nhiên thực tế thì rất ít người gọi cây trường sinh xanh, thay vào đó chỉ gọi là cây trường sinh. 

Cây Trường sinh xanh lá tròn
Cây Trường sinh xanh lá tròn

Cây Trường sinh cẩm thạch

Cây trường sinh cẩm thạch, còn được gọi là cây lá bỏng cẩm thạch hoặc diệp sinh căn cẩm thạch, là một loại cây có những đặc tính đáng chú ý với những chiếc lá màu cẩm thạch. Cây thuộc loại cây thân thảo, có khả năng sinh tồn cao và phát triển với tốc độ trung bình. Thường thì cây trường sinh cẩm thạch thích sống trong môi trường bóng râm hoặc có ánh sáng yếu.

Cây Trường sinh lá cẩm thạch
Cây Trường sinh lá cẩm thạch

Cây Trường sinh thủy sinh

Cây trường sinh thuỷ sinh là một loại cây cảnh đặc biệt có thể sống và phát triển trong môi trường nước. Đặc điểm nổi bật của cây trường sinh thuỷ sinh là khả năng tạo ra một hệ sinh thái trong chính chậu cây của nó. Do đó, cây trường sinh thuỷ sinh thường được trồng trong chậu thủy sinh hoặc hồ cá.

Cỏ Trường sinh

Cây trường sinh thảo còn được gọi là quyển bá hay cỏ trường sinh, một loài cây hoang dại trong tự nhiên, được công nhận với nhiều công dụng trong lĩnh vực y học. Cây không chỉ được sử dụng để trang trí trong cây cảnh mà còn rộng rãi được dùng để điều trị nhiều bệnh như chảy máu và các vấn đề về gan như viêm gan cấp tính, vàng mắt, vàng da và nhiều bệnh khác.

Cây cỏ Trường sinh thảo
Cây cỏ Trường sinh thảo

Môn trường sinh đốm

Khác hẳn với các cây trường sinh lá tròn, môn Trường sinh đốm là loại cây nội thất phổ biến trong văn phòng và được ưa chuộng vì vẻ đẹp và khả năng khử độc. Cây có màu sắc độc đáo, kết hợp giữa màu xanh và trắng sữa, tạo nên vẻ đẹp bắt mắt. Phiến lá của cây to, dài và khá dày, giúp cây có khả năng lọc không khí và khử độc rất tốt.

Môn trường sinh đốm có tên khoa học là Dieffenbachia seguine
Môn trường sinh đốm có tên khoa học là Dieffenbachia seguine

Cây trường sinh hợp mệnh gì, tuổi gì?

Cây Trường Sinh được coi là biểu tượng của sự tồn tại và vĩnh cửu. Màu xanh của cây thể hiện sự sống mãnh liệt và khả năng sinh tồn trong mọi môi trường, chính vì vậy nó được gọi là "trường sinh". Ngoài ra, cây còn mang ý nghĩa may mắn, tốt lành, đồng thời có khả năng gắn kết và tạo ra không khí hòa thuận trong gia đình.

Về mặt phong thủy, cây Trường sinh thể hiện hành Mộc vì toàn bộ cây mang màu xanh tươi mát và tràn đầy sức sống, do đó cây Trường sinh hợp với những người có mệnh Mộc. Người trồng cây Trường Sinh sẽ được hưởng lợi từ sự may mắn và thịnh vượng, mọi việc trong cuộc sống sẽ thuận lợi và gặp được những điều tốt lành.

Theo tuổi tác, cây phù hợp với người tuổi Ngọ. Những người tuổi này thích cuộc sống phiêu lưu, tự do, có tính hoang dã và nhiệt tình. Tuy nhiên, họ cần sự kiềm chế và điều chỉnh để không làm việc quá phóng khoáng dẫn đến mắc lỗi, sai lầm. Việc trồng cây Trường Sinh sẽ giúp người tuổi Ngọ duy trì sự ổn định tinh thần, công việc thuận lợi và suy nghĩ thấu đáo, tránh trở thành ‘con ngựa chạy hoài” mà không đạt được mục tiêu.

Tác dụng của cây Trường sinh

Cây Trường sinh không chỉ làm đẹp không gian và mang lại vượng khí cho gia chủ, mà còn có nhiều lợi ích khác trong cuộc sống. Đặc biệt, cây có khả năng làm sạch không khí và loại bỏ các chất độc như formaldehyde, carbon dioxide, giúp bảo vệ hệ hô hấp và hệ thần kinh.

Ngoài ra, cây Trường sinh để bàn còn có khả năng hấp thụ bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động, giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư. Do đó, cây thường được trang trí trong văn phòng, nhà xưởng. Bên cạnh đó, cây cũng tạo ra một nguồn năng lượng tích cực cho môi trường xung quanh, giúp làm việc hiệu quả hơn, giảm stress và mang lại tinh thần vui vẻ.

Cây Trường sinh xanh mini để bàn làm việc
Cây Trường sinh xanh mini để bàn làm việc

Vậy cây trường sinh có độc không? Thực tế, cây trường sinh lá tròn, phiến dày thì không có độc. Tuy nhiên, với loại trường sinh lá dài có chứa canxi oxalat có thể gây dị ứng cho nhiều người. Việc tiếp xúc quá nhiều với lá hoặc thân cây có thể gây chóng mặt và buồn nôn. Độc tính của cây cũng có thể kích thích và gây kích ứng cho da nhạy cảm, môi, niêm mạc họng và màng nhầy trong mắt.

Cách nhân giống cây Trường sinh

Cách trồng cây trường sinh trong đất có thể được phân tách thành các cách với các bước cụ thể như sau:

Cách gieo hạt:

  • Bước 1: Chuẩn bị hạt giống, lưu ý chọn hạt có chất lượng tốt, khoẻ mạnh và ngâm hạt trong nước ấm khoảng 30 phút.
  • Bước 2: Chuẩn bị đất tơi xốp trong vườn hoặc chậu cây.
  • Bước 3: Gieo hạt vào đất và phủ một lớp đất mỏng lên trên.
  • Bước 4: Tưới phun sương lên hạt và duy trì độ ẩm cho đất. Chờ đợi vài tuần cho cây nảy mầm và phát triển.

Cách giâm lá, cành:

  • Bước 1: Chọn lá trường sinh già, bóng, mọng nước hoặc cành khỏe mạnh.
  • Bước 2: Chuẩn bị đất mềm, xốp và có thể trồng trong chậu.
  • Bước 3: Cắm lá hoặc cành vào đất và đảm bảo chúng được đặt cố định.
  • Bước 4: Tưới nước cho cây 2 lần mỗi tuần và đợi trong vài ngày cho lá hoặc cành nảy mầm thành cây con.

Cách trồng cây trường sinh thủy sinh:

  • Bước 1: Chuẩn bị cây trường sinh đã trưởng thành, chậu cây hoặc chậu thủy tinh, sỏi, nước và dung dịch thủy sinh.
  • Bước 2: Rửa sạch rễ của cây và đặt vào trung tâm của chậu.
  • Bước 3: Đổ sỏi vào chậu để cố định rễ cây.
  • Bước 4: Đổ nước vào chậu sao cho nước ngập đủ phần rễ và tránh ngập phần lá.
  • Bước 5: Thêm vài giọt dung dịch thủy sinh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây Trường sinh

Lưu ý: Mỗi phương pháp trồng cây trường sinh có các yêu cầu và quy trình chăm sóc riêng, vì vậy hãy tuân thủ các hướng dẫn cụ thể cho từng phương pháp để đạt được kết quả tốt nhất.

Cách trồng và chăm sóc cây Trường sinh

Để trồng cây trường sinh trong nhà hoặc văn phòng, bạn có thể áp dụng các phương pháp khác nhau. Với cây thuộc họ thuốc bỏng, bạn có thể sử dụng phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt để trồng. Ngoài ra, nếu lo ngại về việc quên chăm sóc cây hoặc không có đủ thời gian, bạn có thể chọn trồng cây trường sinh thủy sinh mua sẵn tại tiệm cây cảnh.

  • Đất trồng: Để cây nhanh lớn và lá tươi tốt, yêu cầu đất trồng là loại đất tơi xốp, mềm, khả năng thoát nước tốt và giàu giá trị dinh dưỡng
  • Ánh sáng: Đặt cây ở vị trí có ánh sáng tự nhiên nhưng tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Cây cần được tiếp xúc với nắng nhẹ trong khoảng 1 đến 2 tiếng để quang hợp mỗi ngày. Đặt cây trong môi trường bóng râm để bảo vệ cây khỏi ánh nắng mạnh.
  • Tưới nước: Khi cây đã nảy mầm và phát triển ổn định, tưới nước một lần mỗi tuần. Tuy nhiên, khi giâm lá hoặc cành để cây ra mầm, bạn có thể tưới nước hai lần mỗi ngày để duy trì độ ẩm và hỗ trợ quá trình phát triển.
  • Bón phân: Bón phân NPK cho cây trường sinh hai tháng một lần. Sử dụng phân NPK để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. 
  • Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc trừ sâu để loại bỏ sâu bệnh và đảm bảo cây khỏe mạnh. Nếu lá hoặc cành bị sâu hay hư thối, hãy cắt bỏ để ngăn chặn sự lây lan và ảnh hưởng đến toàn bộ cây.

Video hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Trường Sinh

Lưu ý: Luôn theo dõi tình trạng của cây và có chế độ chăm sóc thích hợp như cung cấp đủ nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng và quản lý sâu bệnh để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh.

Trên đây là đầy đủ thông tin về cây Trường Sinh, hy vọng bài viết của Khu Vườn Xanh đã mang lại cho bạn sự quan tâm và hiểu biết mới về loại cây này.  Và đừng quên tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi để có thêm thật nhiều kiến thức thú vị về các loại cây xung quanh chúng ta bạn nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Phan Quyên

Phan Quyên

Tác giả