Là một giống cây được trồng nhiều trong nhà và văn phòng, cây Ngũ gia bì được nhiều người yêu thích bởi sự xanh tốt và những tác dụng hữu hiệu của mình. Để tìm hiểu rõ hơn thông tin về đặc tính, tác dụng cũng như phân loại giống cây này một cách chi tiết nhất, bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh ngay nhé.
Ngũ gia bì là cây gì?
Ngũ gia bì còn có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền, trong đó một số tên phổ biến như tam diệp ngũ gia, tam gia bì, thích gia bì,…Đây là giống cây được trồng rất nhiều tại Việt Nam cũng như những quốc gia khác trong khu vực Châu Á. Chúng còn có tên khoa học là Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss.
Cây ngũ gia bì thuộc họ nhân sâm, theo thống kê hiện nay có khoảng hơn 10 loại khác nhau. Ban đầu xuất hiện chủ yếu ở các nước khu vực Đông Á, nhiều nhất ở Nga, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Hiện nay du nhập vào nhiều quốc gia khác nhau kể cả các nước phương Tây.
Cây ngũ gia bì được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới
Đặc điểm của cây Ngũ gia bì
Cây Ngũ gia bì được nhận biết chủ yếu qua các đặc điểm về mặt hình thái, trong đó nổi trội nhất có thể kể tới như:
Phần thân: Ngũ gia bì thuộc loại cây thân gỗ có kích thước tương đối nhỏ, chiều cao trung bình có thể đạt tới 2 – 3m khi trưởng thành, thân cây có nhiều gai và phân chia thành các nhánh nhỏ. Phần vỏ ngoài nâu nhạt, nhẵn bóng không sần sùi như một số giống cây khác.
Phần lá cây: Lá cây ngũ gia bì là dạng lá kép, chân vịt và mọc so le nhau, một lá thông thường gồm từ 3 – 5 lá chụm lại với nhau. Hình dáng chủ yếu là hình bầu dục hoặc thuôn dài, kích thước từ 5 – 8 cm. Phần rìa có răng cưa to, gân lá có gai, màu xanh đậm, mặt trên sẫm bóng.
Phần hoa: Hoa của ngũ gia bì có màu vàng xanh, nở vàng đầu hạ, mọc theo chùm và có nhiều hoa chụm lại. Phần hoa chủ yếu mọc ở đầu cành, khi nở các cánh hoa có hình tam giác, cánh mỏng.
Cây Ngũ gia bì có mấy loại?
Trên thế giới có hơn 10 loại ngũ gia bì khác nhau, tại Việt Nam có một số giống phổ biến nhất như sau:
Ngũ gia bì xanh
Ngũ gia bì xanh hay còn được gọi là cây chân chim, có phần lá xanh tốt quanh năm, cây có chiều cao trung bình từ 60 – 70cm, có nhiều nhánh. Do đó thường được sử dụng để làm cảnh, đặt trong nhà hoặc trước nhà, ban công.
Ngũ gia bì xanh hay còn gọi là cây chân chim
Ngũ gia bì cẩm thạch
Một giống ngũ gia bì khác được trồng chủ yếu để làm cảnh là ngũ gia bì cẩm thạch, kích thước trung bình dao động từ 30 – 40cm. Phần lá có màu sắc nổi bật, xen lẫn màu xanh với đốm vàng, trắng. Hoa có màu trắng, nhỏ mọc ở đầu cành.
Cây ngũ gia bì cẩm thạch hay còn gọi là Ngũ gia bì đốm
Ngũ gia bì bonsai cổ thụ
Ngũ gia bì bonsai sở hữu những đặc điểm nổi bật của các giống cây thông thường, tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở tuổi thọ và dáng cây. Loài cây này thường có tuổi thọ khá lớn, được trồng trong chậu và uốn thành các dáng/thế cây độc đáo. Phần thân và rễ tương đối lớn, thích hợp đặt ở sân vườn làm cảnh.
Ngũ gia bì bonsai cổ thụ có giá trị thẩm mỹ cao
Ngũ gia bì thủy sinh
Ngũ gia bì thủy sinh được trồng trong nước, do đó phần rễ tương đối phát triển, kích thước nhỏ chỉ từ 20 – 30cm. Phần lá phát triển mạnh, có hình dáng tròn hoặc thuôn dài, xanh tốt quanh năm, thường đặt trong nhà làm cảnh là chủ yếu, ngoài ra có thể trồng ở văn phòng, cửa hàng,…
Cây Ngũ gia bì trồng thủy sinh
Ngũ gia bì gai
Đây là giống cây mọc theo bụi, có chiều cao trung bình từ 1 – 7m, nhiều cành vươn dài và có gai. Phần lá cũng có nhiều gai nhỏ, hoa mọc theo chùm vòa tháng 9 – 11, quả mọng hình cầu dẹt, khi chín có màu đen. Ngũ gia bì gai thường được sử dụng làm dược liệu điều trị các bệnh lý phổ biến ở người.
Cây ngũ gia bì gai mọc theo bụi
Ngũ gia bì hương
Ngũ gia bì hương có tên khoa học là Acanthopanax gracilistylus và cũng là một giống cây được trồng để làm dược liệu khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên khác với ngũ gia bì gai, loại cây này có phần thân và cành xám nhạt, ít gai, toàn thân có tinh dầu rất thơm. Mùa hoa và quả tương đồng với ngũ gia bì gai đồng thời có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
Cây ngũ gia bì hương
Ngũ gia bì rừng
Phân bố chủ yếu ở những khu vực vùng núi, đồi, ngũ gia bì rừng sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật, điển hình nhất phải kể đến như thân cây cao, dao động từ 2 – 8m, phần lá lớn có từ 7 – 8 la chét. Hoa nhỏ màu trắng, quả hình cầu, thường ra hoa vào đầu hè.
Ngũ gia bì rừng trồng ở vùng đồi núi là chủ yếu
Cây Ngũ gia bì hợp mệnh gì, tuổi nào?
Trong phong thủy và hệ thống bản mệnh, ngũ gia bì là giống cây phù hợp đối với những người thuộc mệnh Thổ, Hỏa và Mộc, không thích hợp với những người mệnh Kim và Thủy. Về độ tuổi, cây ngũ gia bì hợp với mọi độ tuổi khác nhau. Khi trồng trong nhà có thể hóa giải hung khí, tăng cường vận may và mang lại nguồn năng lượng tích cực.
Cây Ngũ gia bì có tác dụng gì?
Cây ngũ gia bì có nhiều tác dụng khác nhau, chính vì vậy hiện nay chúng được rất nhiều người ưa chuộng. Một số công dụng chính có thể kể tới như:
Trang trí không gian
Ngũ gia bì được trồng trong nhà hoặc các khu vực văn phòng, phong làm việc giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian một cách hoàn hảo. Mặt khác còn giúp tăng cường vận khí, thu hút tài lộc cho gia chủ.
Tác dụng tốt đối với không khí
Theo các nghiên cứu khoa học, ngũ gia bì có công dụng tốt trong việc điều hòa không khí, loại bỏ các chất độc hại, giảm bụi. Từ đó giúp cho không khí trong lành hơn.
Làm quà tặng phong thủy ý nghĩa
Người ta cũng thường sử dụng những chậu ngũ gia bì để làm quà tặng cho những người thân quen vào dịp lễ tết, sinh nhật, khai trương với lời chúc may mắn, thuận lợi trong làm ăn và cuộc sống.
Dược liệu trị bệnh
Ngoài ra ngũ gia bì còn được biết đến là một loại dược liệu quý sử dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý ở người. Điển hình như các bệnh liên quan đến xương khớp, miễn dịch và suy nhược cơ thể.
Ý nghĩa phong thủy cây Ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì có rất nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy, không chỉ thu hút vận khí, tài lộc mà còn mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc. Mặt khác, chúng còn giúp xua đuổi tà ma, những điều kém may mắn, từ đó hỗ trợ con đường công danh, sự nghiệp và học hành của các thành viên trong gia đình.
Chính vì những ý nghĩa phong thủy này nên ngũ gia bì được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn trồng trong nhà. Bạn có thể đặt các chậu cây ở nhiều vị trí khác nhau, tuy nhiên tốt nhất là ở phòng khách, những góc phòng, tránh các hướng Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Có thể trồng cây ở trước cửa nhà để thu hút thêm nhiều tài lộc và vượng khí.
Cây ngũ gia bì phong thủy giúp gia chủ hút tài lộc và những điều may mắn
Cây Ngũ gia bì có ra hoa, quả không?
Khi trồng ngũ gia bì, sau khoảng từ 6 – 8 tháng bạn sẽ thấy những chùm hoa của cây bắt đầu nở rộ. Sau khi hoa tàn bắt đầu quá trình kết quả, quả của ngũ gia bì tròn, mọc theo chùm và khi chín có màu đen. Do đó, hoàn toàn có thể khẳng định, giống cây này có hoa và ra quả theo mùa hàng năm.
Theo quan niệm của người xưa, mỗi khi ngũ gia bì ra hoa sẽ báo hiệu cho một sự may mắn, thịnh vượng sắp đến với gia chủ. Đồng thời đó cũng là điềm báo tượng trưng cho tiền tài, niềm vui và hạnh phúc cho con người.
Cách chế biến cây Ngũ gia bì
Khi sử dụng ngũ gia bì để điều trị bệnh lý có rất nhiều phương pháp chế biến khác nhau, phổ biến nhất là lấy phần thân để sắc nước uống hoặc ngâm rượu. Một số bài thuốc mang lại hiệu quả cao bạn có thể tham khảo dưới đây:
Ngũ gia bì chữa đau nhức xương khớp
- Bước 1: Chuẩn bị ngũ gia bì thái mỏng, rượu trắng và bình thủy tinh lớn.
- Bước 2: Ngũ gia bì đem phần thân rửa sạch và thái mỏng sau đó bắc lên bếp, sao vàng.
- Bước 3: Sau khi đợi ngũ gia bì nguội bạn tiến hành cho vào bình thủy tinh sau đó đổ rượu và ngâm trong vòng 10 – 15 ngày.
- Bước 4: Sau khi ngâm đủ thời gian, mỗi ngày sử dụng từ 20 – 30ml trước khi đi ngủ.
Ngũ gia bì chữa chân tay run
- Bước 1: Chuẩn bị ngũ gia bì, ngưu tất, thạch học, nhục quế, gừng,…và nồi đất
- Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi sau đó cho thêm 3 bát nước vào và đun cho đến khi cạn còn 2 bát.
- Bước 3: Đợi thuốc nguội và sử dụng để uống hàng ngày vào trưa và tối để phát huy tác dụng tốt nhất.
Ngũ gia bì chữa gout
- Bước 1: Chuẩn bị ngũ gia bì, trinh nữ, ngưu tất nam, tục đoạn, bồ công canh, cà gai leo, đơn hoa, quý và kinh giới, 3 bát nước.
- Bước 2: Bỏ tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và đun sôi, đợi đến khi cạn còn 2 bát thì bắc xuống.
- Bước 3: Đợi nước nguội là có thể sử dụng, dùng mỗi ngày một thang trong 2 – 3 tháng để thấy hiệu quả rõ nhất.
Lưu ý khi thu hoạch và sử dụng cây Ngũ gia bì
Cách nhân giống cây Ngũ gia bì
Cây Ngũ gia bì tương đối dễ nhân giống và chăm sóc, phương pháp chính được nhiều người sử dụng nhất hiện nay là giâm cành.
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ gồm dao, kéo, bầu ươm, dung dịch kích thích ra rễ, đất có đủ chất dinh dưỡng.
- Bước 2: Chọn cây giống, nên chọn các nhánh cây có màu nâu, hơi già tuổi một chút sau đó dùng kéo hoặc dao dắt một phần của nhánh cây.
- Bước 3: Bỏ hết phần lá chỉ giữ lại 1 – 2 lá sau đó ngâm cành vào dung dịch kích thích ra rễ, sau khoảng 20 – 30 phút lấy ra vào ươm vào bầu đất.
- Bước 4: Đem bầu cây giống đặt vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, thường xuyên tưới nước, sau 15 – 20 ngày cây sẽ ra rễ và có thể đem trồng.
Phương pháp nhân giống cây ngũ gia bì nhanh chóng
Cách trồng và chăm sóc cây Ngũ gia bì
Là một trong những giống cây dễ trồng và chăm sóc nhất hiện nay, bạn chỉ cần đảm bảo có kỹ thuật phù hợp là có thể giúp ngũ gia bì phát triển mạnh mẽ.
Phương pháp trồng cây Ngũ gia bì
Đất trồng
Đảm bảo đất trồng cây phải có độ tơi xốp, thoáng khí và có đủ chất dinh dưỡng. Nên chọn các loại đất có độ pH trung bình, trước khi trồng có thể trộn thêm một số loại phân bón, xơ dừa, trấu để tăng thêm chất dinh dưỡng có lợi.
Chọn chậu cây
Tùy thuộc vào giống cây và kích thước mà bạn nên chọn một chậu trồng phù hợp. Đối với các cây nhỏ, nên chọn chậu có kích thước trung bình từ 30 – 40cm, những cây lớn hơn có thể chọn chậu có kích thước to hơn từ 60 – 90cm.
Cách trồng
Sau khi bạn lấy bầu giống hoặc giâm cành thành công, tháo bỏ lớp bầu ra và chuẩn bị trồng cây. Bạn cần đào một hố ở giữa phần chậu cây sau đó cho ngũ gia bì vào và lấp kín phần rễ. Sau đó dùng bình phun sương tưới nước hàng ngày để duy trì độ ẩm đến khi cây ổn định và phát triển.
Cách chăm sóc Ngũ gia bì hiệu quả
Tưới nước
Ngũ gia bì không phải là giống cây ưa nước, do đó tần suất tưới cây dao động từ 2 – 3 lần/tuần. Tùy thuộc vào tình hình thời tiết bạn có thể tăng hoặc giảm tần suất sao cho thích hợp nhất.
Nhiệt độ và ánh sáng
Ngũ gia bì phù hợp với khí hậu mát mẻ, ưa ánh sáng, vì vậy bạn hãy đặt các chậu cây ở những vị trí có ánh nắng vừa phải, không quá gay gắt. Nếu đặt trong nhà nên để cạnh cửa sổ hoặc mang ra ngoài phơi nắng khoảng 2 lần/tuần.
Chế độ bón phân
Bạn có thể bổ sung một số loại phân bón như NPK, Ure, phân chuồng với tần suất khoảng 1 tháng/lần. Không nên bón quá nhiều để tránh tình trạng sót phân, ngược lại nếu không bón phân đúng thời điểm sẽ gây ra tình trạng vàng lá, kém phát triển.
Cách chăm sóc ngũ gia bì luôn xanh tốt
Cây Ngũ gia bì giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Hiện nay ngũ gia bì đã trở thành một trong những giống cây cảnh phổ biến nhất trên thị trường, chính vì vậy mức giá của giống cây này cũng có sự thay đổi, điều chỉnh liên tục. Căn cứ vào kích thước và độ tuổi có thể chia thành những mức giá trung bình như sau.
- Ngũ gia bì giống cỡ nhỏ: Mức giá dao động từ 70.000 – 100.000 đồng/cây.
- Ngũ gia bì giống trung bình: Chi phí trong khoảng 135.000 – 200.000 đồng/cây.
- Ngũ gia bì giống lớn: Mức chi phí trung bình khoảng 200.000 – 350.000 đồng/cây.
- Ngũ gia bì bonsai: Mức giá có thể dao động từ 700.000 lên tới vài triệu tùy thuộc vào tuổi thọ và dáng cây.
Nếu bạn muốn mua cây giống ngũ gia bì có thể tham khảo một số địa chỉ như các cửa hàng cây cảnh, cây giống hoặc các vườn ươm để lựa chọn chậu cây chất lượng. Ngoài ra bạn cũng có một lựa chọn khác là mua trên các trang web, các sàn thương mại điện tử để tiết kiệm thời gian cũng như công sức di chuyển mà vẫn có được những chậu cây giống uy tín, chất lượng cao.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về giống cây ngũ gia bì. Nếu có thêm bất cứ câu hỏi thắc mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu thêm về những loài cây cảnh, hoa cảnh khác, bạn hoàn toàn có thể truy cập vào Khu Vườn Xanh để cập nhật chi tiết và nhanh chóng nhất.