Cây lựu đỏ thuộc loại thân gỗ cho quả ngon, ngọt, thơm, chứa nhiều protein có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Trong phong thuỷ lựu là loại cây mang lại may mắn và nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. Bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh sẽ cung cấp đầy đủ nhất về đặc điểm, công dụng và cách chăm sóc cây lựu cho trái quanh năm, sai trĩu quả nhé!
Đặc điểm của cây Lựu
Cây lựu bắt nguồn tại đất nước Iran, các nước ở khu vực Địa Trung Hải nơi có kiểu khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Sau thời gian du nhập ngày nay cây lựu đã có mặt ở Việt Nam đặc biệt trồng nhiều tại khu vực miền Trung, Lâm Đồng, Tây Nguyên…
Đặc điểm hình thái
Thạch lựu phát triển tốt nhất ở điều kiện đất pha cát, dạng đất tơi xốp, phù hợp ở những khu vực có kiểu khí hậu ôn đới, hoặc nhiệt đới ẩm khoảng 20-35 độ là điều kiện lý tưởng nhất để cây lựu phát triển. Lựu hạnh đỏ mang trong mình những đặc điểm hình thái nổi bật dễ dàng nhận biết như:
- Thân cây: Thuộc loại thân gỗ rụng lá, cây khi trưởng thành cao khoảng 2,5- 8m. Thân cây nhẵn, dẻo dai, thân có nhiều cành, nhánh nhỏ. Cây lựu càng lớn thì càng nhiều cành, lá.
- Lá cây: Mọc đối xứng và thuộc loại cây lá đơn. Lá lựu có cuống ngắn, mỏng, nhỏ và dài khoảng 4cm.
- Hoa lựu: 5 cánh thường mọc ở nách lá, ngọn cành, mọc thành từng chùm hoặc riêng lẻ. Cánh hoa màu đỏ rực rỡ, nhiều nhuỵ và bầu hoa chứa noãn tạo thành quả.
- Quả lựu: Vỏ mỏng và hình cầu, khi chín quả chuyển sang màu đỏ vàng. Bên quả chứa nhiều hạt. Các hạt lựu được bao bọc bởi lớp cùi đỏ, mọng nước ăn rất ngọt.
Vùng trồng lựu tại Việt Nam
Cây lựu có nguồn gốc từ Tây Nam Á, được du nhập vào Việt Nam không lâu và hiện đang rất được ưa chuộng. Hiện nay lựu đang được trồng phổ biến tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đem lại hiệu quả giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân nơi đây.
Lựu được đánh giá là rất dễ trồng nhất là với điều kiện khí hậu của nước ta nên không cần mất quá nhiều công chăm sóc. Chỉ cần đảm bảo nguồn đất, nước vừa đủ là cây có thể ra hoa và đậu nhiều quả. Lưu ý khi trồng vào chậu thì không được để cây ngập nước. Tiến hành chăm sóc, bón phân theo từng giai đoạn để cây có đủ chất dinh dưỡng.
Cây lựu trồng bao lâu có trái?
Trong điều kiện chăm sóc tốt, đối với cây Lựu được trồng bằng hạt thời gian ra trái của cây lựu khoảng 2 năm, còn với cây trồng bằng phương pháp chiết cành mất khoảng 1 năm là có quả. Phương pháp trồng cây bằng hạt không được khuyến khích vì tỉ lệ nảy mầm không cao, cây bị lại giống, chậm ra quả và nếu có ra quả thì quả sẽ không ngon
Cây lựu có mấy loại?
Giống lựu ở Việt Nam hiện nay có 5 loại phổ biến gồm: Lựu trắng truyền thống, Lựu đỏ Thái Lan, Lựu đỏ Ai Cập, Lựu Peru, Lựu đỏ lùn Ấn Độ và Lựu bông
Lựu trắng truyền thống
Giống lựu này xuất hiện đầu tiên ở nước ta. Lựu trắng cho trái to, vỏ khá mỏng, khi chín có màu trắng. Bên trong hạt nhạt màu nhưng ăn vẫn rất ngọt.
Giống lựu đỏ Thái Lan
Lựu đỏ Thái hay còn gọi là lựu đỏ Rubibi Organic là giống lựu nhập khẩu từ đất nước Thái Lan. Đặc điểm của giống lựu này là quả đỏ, ruột bên trong đỏ. Ưu điểm là giống ngắn ngày, sai quả hơn lựu truyền thống.
Lựu đỏ Ai Cập
Còn có tên gọi khác là Thạch lựu, có nguồn gốc từ Tây Nam Á và Ai Cập cổ đại. Lựu đỏ Ai Cập được ưa chuộng nhất thị trường hiện nay. Lựu Ai Cập có vỏ ngoài đẹp mắt, đỏ au, sáng bóng, căng mọng nước có trọng lượng lớn từ 500g đến 900g/ quả.
Lựu đỏ lùn Ấn Độ
Lựu đỏ Ấn Độ là một giống thuộc phân loài Thạch Lựu – Pomegranate (Tên khoa học: Punica granatum). Thạch Lựu là loài cây ăn quả có thân gỗ nhỏ, nguồn gốc từ thời cổ đại, trồng tại khu vực Tây Nam Á. Sau này chúng được trồng rộng rãi hơn tại nhiều nước trên thế giới.
Lựu Peru trái to
Là giống lựu được du nhập từ Peru và đã được trồng thuần hóa tại nhà vườn tỉnh An Giang cho trái khủng lên tới 800gr/ quả, mã đẹp, chất lượng trái ngon và thơm hơn hẳn. Cây sống ở vùng đất khô ráo, chịu được nắng nóng và khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt.
Lựu bông Trung Quốc
Gọi là lựu bông vì giống lựu này thường được trồng dáng bonsai để làm cảnh. Lựu bông nở nhiều hoa, canh hoa đỏ rực rất đẹp. Loại này cũng cho trái nhưng rất ít và trái cũng nhỏ.
Ý nghĩa của cây Lựu trong phong thuỷ
Từ lâu lựu đã là loại cây được ưa chuộng và trồng làm cảnh tại nhiều gia đình. Cây lựu có hình dáng khá đẹp, cành lá thanh mảnh. Lá cây màu xanh mướt, hoa lựu màu đỏ tươi rất bắt mắt.
Theo phong thuỷ trồng cây lựu ở trước nhà sẽ mang đến cho gia chủ nhiều tài lộc, may mắn. Đặc biệt vào ngày tết màu đỏ của hoa lựu mang ý nghĩa xua đuổi xui xẻo, tà ma mang lại sự may mắn. Vì thế nhiều gia đình lựa chọn chơi lựu vào ngày Tết. Cây lựu con được xem là “mỹ nhân” của các loại cây vì nó đẹp từ hình dáng đến màu sắc của hoa và quả.
Tác dụng của Quả lựu
Quả lựu được biết đến là loại quả ít chất béo, ít calo, giàu chất xơ và vitamin, Ngoài ra, chúng còn giàu protein nên rất tốt cho sức khỏe. Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu chi tiết về công dụng từ loại quả này nhé!
- Chống oxy hóa, kháng viêm: quả lựu với phần hạt đỏ chứa chất chống oxy hóa cùng với hợp chất polyphenolic có tác dụng ngăn ngừa các căn bệnh mãn tính, giảm thiểu các triệu chứng viêm sưng.
- Phòng chống ung thư: theo nhiều nghiên cứu thì trong lựu có chứa chất flavonoid và chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa ung thư vú, tuyến tiền liệt…làm chậm quá trình phát triển của khối u giai đoạn đầu.
- Tốt cho hệ tim mạch: ăn lựu sẽ giúp bạn duy trì được một trái tim khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình đàn hồi của động mạch, giảm thiểu tình trạng xơ vữa động mạch, giảm tình trạng mỡ máu.
- Ngăn ngừa thiếu máu: lựu đỏ có hàm lượng sắt rất cao, ăn lựu giúp sản sinh các tế bào máu đỏ có lợi cho cơ thể.
- Đẹp da, lấy lại vóc dáng: lựu là loại quả giúp làm đẹp da. Uống nước ép lựu mỗi ngày giúp da dẻ mịn màng, tiêu hao mỡ thừa, lấy lại vóc dáng nhanh chóng.
Cách trồng và Chăm sóc cây lựu
Thời gian gần đây giống Lựu đang được ưa chuộng ở nước ta hiện nay vì nhiều quả, ngắn vụ và mang lại giá trị kinh tế cao. Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc giống lựu này nhé!
- Chọn giống cây: Có thể trồng lựu bằng hạt tuy nhiên cây lâu có trái và không mang lại giá trị kinh tế. Thay vào đó hãy chọn cây lựu giống vì cây sẽ phát triển nhanh, sai quả hơn. Nên chọn những cây lựu khỏe mạnh, cứng cáp và không bị sâu bệnh.
- Thời vụ trồng: Bạn có thể trồng lựu vào bất cứ thời gian nào tuy nhiên vào tầm tháng 3-4 dương lịch hoặc tháng 8-9 dương lịch vì đây là thời điểm thích hợp nhất để cây phát triển.
- Làm đất và đào hố đất trồng: đất trước khi trồng đảm bảo độ tơi xốp và sạch cỏ. Hố đất đào đặt vừa bầu cây và nên bón một ít phân NPK. Trồng lựu ở khu vực đầy đủ ánh sáng để cây không bị rợp bóng.
- Bón phân lót: chăm sóc lựu rất đơn giản chỉ cần bón đủ phân và quan tâm đến độ ẩm cho cây, không để cây bị ngập úng giúp cây phát triển tốt và cho nhiều quả.
- Tưới nước: cây lựu muốn phát triển tươi tốt thì cần được cung cấp đủ nước nhất là vào mùa khô lúc, thời điểm quả sắp chín. Luôn vun xới gốc để không bị cỏ và cây hấp thụ được chất dinh dưỡng.
- Cắt tỉa cành lá: định kỳ cắt tỉa bớt cành lá bị sâu, cành yếu hoặc những cành mọc sát nhau. Giai đoạn cây ra hoa hãy tỉa bớt cành lá, ngọn trồi để cây tập trung nuôi hoa và tạo quả.
- Bón phân: giai đoạn cây non thì chỉ cần bón lót, khi cây bén rễ và bắt đầu phát triển thì tiến hành bón thúc. Khi cây ra nụ nên bổ sung NPK để tăng tỉ lệ nở hoa, đậu quả.
- Phòng trừ sâu bệnh: lựu rất dễ bị rầy, rệp vì thế khi phát hiện cây bị sâu bệnh hại cần loại bỏ những cành, lá đó ngay. Sau đó tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật.
Giá bán cây Lựu giống bao nhiêu?
Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nếu bạn trồng bằng hạt thì có thể mất 2 năm cây mới bói quả. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều giống cây lựu ngắn ngày, chỉ mất khoảng 1 năm là cây đã cho quả. Vậy nên nếu bạn đang muốn tìm giống cây lựu ngắn ngày, cho quả nhiều ngay lần bói đầu tiên có thể mua tại Khu Vườn Xanh - địa chỉ cung cấp các giống cây chuẩn, chất lượng.
Giá bán thực tế có thể sẽ thay đổi theo thị trường và chưa gồm phí vận chuyển. Để có giá tốt hơn vui lòng liên hệ với nhà vườn. Dưới đây là giá bán cây lựu giống tham khảo:
- Cây giống Lựu Đỏ Ấn Độ choai: 250.000đ
- Cây giống lựu đỏ Ấn Độ (cây chiết cành) 100.000đ
- Cây giống lựu đỏ lùn ta sắp hoa 80.000đ
Trên đây là toàn bộ chia sẻ chi tiết nhất của Khu Vườn Xanh về cây lựu, cách chăm sóc cây cho trái quanh năm, sai trĩu quả. Hy vọng rằng bạn sẽ có cho mình thông tin hữu ích trước khi lựa chọn trồng các giống lựu. Đừng quên truy cập trang web của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây cối nhé!