Lộc vừng từ lâu đã được biết đến là loại cây cảnh trang trí mang ý nghĩa phong thuỷ mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Ngoài ra các bộ phận trên cây cũng được sử dụng để điều trị một số loại bệnh như: suy nhược cơ thể, bệnh trĩ, tóc bạc sớm… Hãy cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu chi tiết về giống cây Lộc mưng qua bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm cây Lộc vừng
Lộc vừng hay còn được gọi tên khác là cây lộc mưng, một giống cây thân gỗ có tên khoa học là Barringtonia acutangula, thuộc chi Lộc vừng. Với kích thước tán rộng, hoa sai, mùi thơm nhẹ và vẻ đẹp đặc trưng, Lộc vừng thường được trồng làm cây bóng mát bên sân nhà, đầu ngõ hoặc trồng bonsai trong chậu làm cây cảnh trang trí có giá trị cao.
Được đánh giá là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và được trồng phổ biến khắp các tỉnh thành. Bạn có thể dễ dàng nhận biết qua một số đặc điểm hình thái nổi bật sau đây:
- Thân cây: Lộc vừng thuộc giống cây thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành thường có chiều cao từ 0,5-5 m mét.
- Lá cây: Lá có hình bầu dục, thuôn dài và nhọn về phần cuống lá, mép lá có răng cưa. Khi còn non mới nhú sẽ có màu đỏ tía, khi lớn sẽ chuyển sang màu xanh mướt.
- Phần hoa: Hoa lộc vừng có kích thước nhỏ, kết thành chuỗi dài 6- 20cm, hoa Lộc vừng có màu trắng, đỏ hoặc hơi ngả vàng và có mùi thơm thoang thoảng. Mùa hoa Lộc vừng nở rộ bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.
- Quả Lộc vừng: Sau quá trình ra hoa, sẽ đậu thành quả có màu nâu, hình cầu nhỏ, vỏ cứng và ít hạt .
Phân loại giống cây Lộc vừng
Hiện nay Lộc vừng có 2 loại màu hoa phổ biến là hoa đỏ và hoa trắng. Trong đó Lộc vừng hoa đỏ là giống được trồng nhiều và ưa chuộng nhất. Ngoài ra còn có Lộc vừng Thái nhập khẩu và Lộc vừng lá lớn hay còn gọi là cây Chiếc cũng được một số nơi ưa trồng.
Lộc vừng hoa đỏ
Sở hữu màu hoa đỏ rực rỡ rất đặc trưng, giống Lộc vừng hoa đỏ có nguồn gốc từ miền nam châu Á, Bắc Úc và được du nhập trồng ở nước ta đã lâu. Lộc vừng hoa đỏ tượng trưng cho tài lộc nên được nhiều người yêu thích trồng làm cây phong thuỷ.
Lộc vừng hoa trắng
Còn gọi là Lộc vừng hoa chùm vì hoa nở từng chùm, có màu trắng trông rất bắt mắt nên giống Lộc vừng này được trồng để trang trí khuôn viên sân vườn. Đối với giống cây này có tán lá lớn, bông hoa to và cực kỳ sai hoa.
Lộc vừng lá to, lá lớn
Một loại ít gặp hơn trên thị trường cây cảnh đó là Lộc vừng lá lớn hay còn gọi là cây Chiếc với đặc điểm của cây là có phần lá to và lớn hơn loại bình thường. Hoa của chúng mọc thành chùm như bánh pháo và rủ từ trên xuống rất đẹp mắt, tỏa mùi hương ngào ngạt
Lộc vừng Thái
Cây giống được nhập khẩu từ Thái lan mới được trồng phổ biến thời gian gần đây. Lộc vừng Thái Lan có đặc điểm phần lá cây có màu đỏ tía(huyết dụ), lá khi già chuyển dần sang màu xanh. Hoa của cây mọc chùm, nở xen kẽ, tròn đều và có mùi hương nhẹ khá dễ chịu. Giống cây này khá phù hợp với khí hậu nước ta, dễ trồng và cho hoa quanh năm
Ý nghĩa phong thủy cây Lộc vừng
Theo nghĩa hán việt “lộc” có nghĩa là tài lộc, may mắn và “vừng” nghĩa là vừng, mè (loại hạt bổ dưỡng cho sức khỏe). Vì vậy cây Lộc vừng thường mang ý nghĩa về sự vững chắc, bền chặt, và sự cố gắng nỗ lực trong cuộc sống. Hút vận may, tài lộc, mang đến sự thịnh vượng, phát lộc cho gia đình.
Ngoài ra, Lộc vừng là giống cây thân gỗ, tán rộng, sai hoa, hoa lại đẹp, có khả năng sống lâu năm, nên trồng cây Lộc vừng trước nhà cũng mang ý nghĩa đại diện chọ sự trường thọ, bách niên giai lão, vun đắp cho gia chủ vạn sự bình an, may mắn. Ngoài ra chúng cũng có tác dụng tạo bóng mát và lọc sạch không khí.
Mùa hoa Lộc vừng thường bắt đầu nở rộ từ tháng 3 - tháng 8, hoa ra sai liên tục, có khoảng nửa tháng hoa rực rỡ nhất, rủ xuống. Những bông Lộc vừng dài rủ xuống dưới gốc tượng trưng cho sự may mắn, lộc tài tiến tới đầy nhà cho gia chủ hanh thông tài vận, vạn sự tốt lành.
Tác dụng của cây Lộc vừng
Vốn là dòng cây cảnh phong thủy được nhiều người ưa thích, ngoài trang trí làm cây cảnh bonsai hoặc cây ngoại thất, cây Lộc vừng còn được sử dụng như một vị thuốc trong đó nổi bật với những công dụng sau đây:
Cây cảnh trang trí
Lộc vừng là cây phong thuỷ tạo mỹ quan cho không gian sống và là cây trồng có ý nghĩa phong thuỷ cho gia chủ, đem lại giá trị kinh tế cao cho giới chơi cây.
Trong Đông y
Cây Lộc vừng có vị ngọt, tính bình và hạt của nó khá thơm sử dụng để điều trị bệnh suy nhược cơ thể, tóc bạc sớm. Ngoài ra còn có thể tận dụng các phần của cây để điều trị bệnh như:
- Quả cây Lộc vừng được dùng để trị các bệnh hô hấp như: ho, hen suyễn, bệnh chữa chàm và đau răng.
- Rễ cây Lộc vừng có vị đắng có tác dụng trị viêm, nấm da và được dùng để bào chế thuốc trị sởi, thanh nhiệt cơ thể.
- Hạt cây Lộc vừng chứa tanin và một số dưỡng chất có lợi cho cơ thể nên được dùng để bào chế thuốc trị ung thư, giảm đau..
- Lá cây Lộc vừng là dược liệu được sử dụng để hỗ trợ và chữa bệnh trĩ khá hiệu quả, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cách sử dụng hợp lý
Một số dáng cây Lộc vừng đẹp
Do có đặc điểm thân cây mềm, dễ uốn, tạo dáng hơn các giống cây khác. Cây Lộc vừng được tạo thành nhiều dáng đẹp bắt mắt và mang lại cho cây giá trị kinh tế cao trong đó phải kể đến một số dáng sau đây:
- Lộc vừng dáng thác đổ: là dáng đẹp, như những dòng nước trên thác đổ xuống, dáng này rất khó tạo hình nhất vì khi phải làm sao cho cây không quá đổ xuống chỉ hơi nghiêng thì mới cảm nhận được hết cái đẹp của hoa khi nở.
- Lộc vừng thế ngũ thân: cây sẽ được tạo thế chẻ thành 4 tay nhánh gần bằng nhau kiểu hình rẻ quạt. Nhìn vào cây bạn sẽ thấy được sự xum xuê và phần tán rộng ngang là điểm ấn tượng.
- Cây Lộc vừng dáng trực: khá phổ biến ở cây Lộc vừng dáng bonsai vì nó khá dễ uốn và chăm sóc. Dáng thẳng nhưng tán cây rộng như chiếc ô nên khá bắt mắt
- Cây Lộc vừng ôm đá: kèm thêm các loại đá để cố định dáng cây và tăng tính thẩm mỹ. Lộc vừng ôm đá được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là những cây bonsai mini.
Cách nhân giống cây Lộc vừng
Hiện nay việc nhân giống Lộc vừng thường được tiến hành theo 2 cách: gieo hạt và chiết cành. Cả hai phương pháp này đều cho hiệu quả tối đa, tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi thì chiết cành là hiệu quả hơn và cho phần gốc có kích thước lớn, dễ trồng và tạo dáng sau này.
Phương pháp Gieo hạt
Có thể nhân giống Lộc vừng bằng hạt, tuy nhiên phương pháp này hiệu quả thấp và ít người áp dụng vì hoa thường không đậu được nhiều quả và thời gian để cây ra hoa rất lâu.
Phương pháp Chiết cành
- Chọn cành lộc vừng không quá già cũng không được quá non, cành khỏe mạnh và không sâu bệnh.
- Tạo khoanh bóc vỏ cành Lộc vừng cạo sạch lớp tơ tại điểm khoanh vỏ.
- Chờ ráo nhựa từ 7 - 10 ngày, dưới vết khoanh sau này sẽ hình thành nên mô “sẹo” và kích thích tái sinh rễ mới.
- Trộn bùn đất, trấu và bó chặt lại thành bầu tại chỗ khoanh cắt cành Lộc vừng.
- Cuối cùng, bọc bầu đất bằng túi nilon trong suốt, buộc chặt ở phía dưới và lỏng ở phần trên để giữ nước và luân chuyển không khí cho bầu cây.
Cách trồng và chăm sóc cây Lộc vừng ra hoa đẹp
Những cây Lộc vừng ngoài tự nhiên có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, ngoài ra chúng còn có khả năng chống chịu được sâu bệnh rất tốt mà không cần phải chăm sóc nhiều. Tuy nhiên trong môi trường trồng chậu hoặc không gian nhỏ hẹp, bạn cần chú ý tới các yếu tố sau:
- Chọn giống: Chọn cây lộc vừng giống đảm bảo cây giống khỏe mạnh, lá to, tươi non xanh, không bị sâu bệnh.
- Đất trồng: Chọn đất tơi xốp cao và có khả năng thoát nước tốt và cố gắng duy trì độ ẩm cho đất tần suất 2 lần/ngày để cây phát triển tốt.
- Hố trồng hoặc chậu trồng: Tiếp theo tiến hành đào hố sâu vừa đủ để đặt bầu cây vào nếu trồng ngoài vườn. Còn nếu bạn trồng trong chậu nên chọn chậu cây có đáy sâu vì Lộc vừng có bộ rễ phát triển rất nhanh. Cho cây vào hố trồng và lấp đất kín rễ sau đó tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây.
- Ánh sáng: Lộc vừng là loại cây ưa sáng, không phù hợp trồng làm cây nội thất trong nhà, nên khi trồng bạn nên chọn chỗ có nhiều ánh sáng.
- Bón phân: Nếu đất tốt nhiều dinh dưỡng thì không cần bón phân mà chỉ cần bón lót khi trồng. Còn nếu không thì thực hiện bón phân hữu cơ cho cây 1 tháng / 1 lần.
Giá bán cây Lộc vừng bao nhiêu và mua ở đâu?
Tùy vào tuổi thọ, kích thước và đường kính của gốc cây mà giá bán cây Lộc vừng có sự chênh lệch. Vì vậy mức giá sẽ dao động từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu đồng. Đặc biệt có những cây Lộc vừng bonsai được tạo dáng, ra hoa đẹp có giá trị rất cao lên tới cả tỉ đồng.
STT |
TÊN CÂY |
QUY CÁCH |
SỐ LƯỢNG |
ĐƠN GIÁ |
1 |
Cây Lộc vừng |
ĐK gốc 4cm - 6cm |
1 |
400.000 VNĐ |
2 |
Cây Lộc vừng |
ĐK gốc 7cm - 8cm |
1 |
700.000 VNĐ |
3 |
Cây Lộc vừng |
ĐK gốc 9cm - 10cm |
1 |
800.000 VNĐ |
4 |
Cây Lộc vừng |
ĐK gốc 11 - 12cm |
1 |
900.000 VNĐ |
5 |
Cây Lộc vừng |
ĐK gốc 13cm - 14cm |
1 |
1200.000 VNĐ |
6 | Cây Lộc vừng | ĐK gốc 15cm - 16cm | 1 | 1600.000 VNĐ |
7 | Cây Lộc vừng | ĐK gốc 17cm -18cm | 1 | 2400.000 VNĐ |
8 | Cây Lộc vừng | ĐK gốc 18cm - 20cm | 1 | 3000.000 VNĐ |
9 | Cây Lộc vừng | ĐK gốc 20cm - 22cm | 1 | 4500.000 VNĐ |
10 | Cây Lộc vừng | ĐK gốc 22cm - 25cm | 1 | 5000.000 VNĐ |
Giá bán cây Lộc vừng tham khảo mới nhất
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp cây Lộc vừng bonsai. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín hoặc các trang trại cây trong để đảm bảo cây đạt chất lượng tốt, khỏe mạnh và không sâu bệnh.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy của cây Lộc vừng, chúng tôi mong rằng sẽ giúp ích đối với bạn. Đừng quên nhấn Like, Share và truy cập Khu Vườn Xanh mỗi ngày để cập nhật thêm thông tin, kiến thức về các loài hoa, cây cảnh khác bạn nhé.