Hoa hồng Bạch xếp là loài hoa được trồng rất phổ biến tại nước ta. Hoa khi nở có mùi thơm rất dịu nhẹ và đẹp. Không chỉ đẹp và mang nhiều ý nghĩa, hoa hồng bạch xếp còn có rất nhiều công dụng khác nhau trong đời sống. Trong bài viết chia sẻ bên dưới đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loài hoa này nhé!
Hồng bạch xếp là gì?
Hồng bạch xếp hay còn được gọi với cái tên là hồng cổ bạch xếp. Đây là một giống hoa hồng được trồng từ rất lâu đời tại nước ta. Loài hoa này được trồng nhiều tại miền Bắc và được yêu thích bởi vẻ đẹp cũng như mùi hương dịu nhẹ.
Hoa hồng bạch xếp cổ?
Đặc điểm cây hoa hồng bạch xếp
Hoa bạch xếp cổ được trồng rất phổ biến tại Nam Định vì vậy nhiều người còn gọi là hoa hồng bạch Nam Định. Hiện tại nguồn gốc của loài hoa này đang là vấn đề gây tranh cãi vì chưa ai có thể khẳng định được nó có từ đâu. Nhiều người thường nhận định hoa hồng bạch xếp giống với hoa Jesse Hildreth Rose của Mỹ.
Hoa có đặc điểm hình thái bên ngoài nổi bật như:
- Hoa hong bach xep thuộc dạng cây thân bụi, những cây trưởng thành sẽ có chiều cao từ 1,5 đến 3m.
- Tán của cây có thể phát triển rộng đến 2 hoặc 3m.
- Hoa khi nở có màu trắng, bông hoa có đường kính từ 6 đến 8cm. Khoảng từ 7 đến 8 tuần hoa sẽ nở một lứa hoa mới.
- Hoa có mùi thơm rất dịu nhẹ và không quá nồng đậm.
Hồng bạch xếp cổ có thơm không?
Hồng bạch xếp cổ thơm không? Hoa hồng bạch xếp là loài hoa cổ điển với cánh dày và to, cánh hoa xếp tròn đều khum vào bên trong. Đặc biệt hoa khi nở rất thơm và có mùi dịu nhẹ. Cây thường nở hoa nhiều vào mùa đông đến mùa xuân. Hoa có một màu trắng tinh khôi duy nhất nổi bật trên màu xanh của lá.
Hồng bạch xếp nở hoa đẹp và có mùi thơm dịu
Công dụng và lợi ích của hồng bạch xếp
Hồng bạch xếp đột biến không chỉ có vẻ đẹp và hương thơm quyến rũ. Mà loài hoa này còn mang lại rất nhiều công dụng và lợi ích như:
Hoa thường được dùng để thắp hương trong các ngày lễ như: mùng 1, rằm, lễ và Tết…Hoa được trồng nhiều trong sân vườn với mục đích trang trí và làm đẹp. Trong cánh của hoa có chứa rất nhiều các chất như vitamin B, Vitamin C, kali, canxi…rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hoá.
Bên cạnh đó hoa còn được điều chế trong sản xuất mỹ phẩm, sữa tắm, xông hơi…..Cánh hoa được dùng để làm trà chữa các bệnh như: cảm lạnh, viêm phổi, các bệnh về rối loạn thần kinh chức năng..
Nước ép của hoa có thể phòng chống được bệnh ung thư và giúp hạ huyết áp hiệu quả. Cánh hoa hồng tươi được dùng để chữa trị các vết thương bị mưng mủ, vết bỏng, làm dịu làn da bị dị ứng…
Hồng bạch xếp có nhiều ứng dụng trong đời sống
Ý nghĩa của cây hồng bạch xếp
Hồng bạch xếp dáng tree được coi là biểu tượng của vẻ đẹp thuần khiết và ngây thơ. Loài hoa này còn thể hiện sự thanh cao và thuần khiết. Trong tình yêu hồng bạch xếp chính là biểu tượng của tình yêu lứa đôi trong sáng. Loài hoa này thường được dùng nhiều tại các buổi lễ đính hôn và kết hôn cũng vì lẽ đó. Ngoài ra loài hoa này còn là lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ đối với người đã khuất.
Hồng bạch xếp là biểu tượng của lòng biết ơn
Cây hồng Bạch xếp hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Những người mạng mệnh Kim rất thích hợp để trồng hồng bạch xếp trong sân vườn. Cụ thể những người sinh năm Nhâm Thân (1932), Quý Dậu ( 1933), Canh Thìn ( 1940), Giáp Ngọ ( 1954), Ất Mùi ( 1955), Nhâm Dần ( 1962), Quý Mão ( 1963) cũng rất thích hợp trồng loài hoa này.
Cách nhân giống hồng cổ bạch xếp
Hoa hồng bạch xếp thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Khi giâm cành bạn nên thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn nên chọn các cành hoa khoẻ mạnh không bị sâu bệnh để giâm.Tiếp đến hãy cắt cành với độ dài từ 15 đến 20cm. Dùng dao cắt một góc chéo 45 độ ở trên lá đầu tiên của cành. Những nụ hoa tàn và lá ở phần bên dưới bạn hãy cắt bỏ đi và chỉ giữ lại phần bên trên. Trong bước này bạn nên chú ý sát trùng các dụng cụ cắt cành thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Buổi sáng được coi là thời điểm thích hợp để cắt cành vì lúc này cành đang có độ ẩm cao.
- Bước 2: Sau đó bạn chọn vị trí tốt nhất để thực hiện giâm cành. Vị trí giâm cần có đủ ánh nắng nhưng không được quá gắt và gần với nguồn nước để thuận tiện khi tưới. Để giâm được cành bạn cần chuẩn bị một hỗn hợp gồm đất, cát cho vào chậu hoặc tạo thành các luống. Tiếp đến bạn dùng dụng cụ xới đất trồng thật tơi.
- Bước 3: Dùng que chọc xuống đất khoảng từ 8 đến 10cm. Sau đó bạn hãy nhẹ nhàng cắm cành hồng xuống lỗ khoảng nửa chiều dài. Nén đất thật chặt để cây được đứng vững không bị đổ. Việc cuối cùng bạn cần làm là tưới nước đều đặn mỗi ngày để duy trì độ ẩm giúp rễ cây phát triển nhanh.
Nhân giống hồng cổ bạch xếp bằng phương pháp giâm cành
Cách trồng và chăm sóc hồng bạch xếp
Để hồng bạch xếp ra hoa sai và đẹp khâu trồng và chăm sóc có vai trò rất quan trọng. Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cụ thể:
Cách trồng hồng bạch xếp
Đất trồng
Đất trồng hoa cần phải tơi và xốp, có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra bạn cũng có thể tự mình trộn giá thể gồm có: đất sạch, tro, đá perlite và xơ dừa, trùn quế….Không nên trộn các loại phân hữu cơ vào đất trồng.
Kỹ thuật trồng
Sau khi đã chọn mua được chậu cây bạn cần thực hiện sang chậu cho hoa hồng. Cẩn thận tháo gỡ bầu đất, bỏ bớt đất rồi cắt bớt phần rễ già, rễ thối. Đổ hỗn hợp đất trồng vào chậu khoảng ⅔ rồi nhẹ nhàng đặt cây vào chậu. Sau đó lấp đất chặt xung quanh để cây đứng vững. Nên để chậu cây vào nơi có bóng mát khoảng 7 ngày trước khi mang cây ra chăm sóc bình thường.
Cách chăm sóc hồng bạch xếp luôn sai hoa
- Ánh sáng: Hồng bạch xếp là cây ưa nắng vì vậy bạn cần cho cây tắm nắng ít nhất 5 đến 6 giờ/ ngày.
- Tưới nước: Chỉ nên tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây không nên tưới quá nhiều nước. Bởi nếu tưới nhiều sẽ rất dễ sinh ra bệnh nấm.
- Bón phân: Tuỳ thuộc theo kích cỡ của cây để căn chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp. Đối với hoa hồng trưởng thành thì nên bón khoảng 2 nắm phân.
- Cắt tỉa: Sau mỗi một chu kỳ ra hoa bạn nên cắt tỉa bớt cành và các lá vàng để cây được thông thoáng và phát triển. Đồng thời cũng hạn chế được tình trạng sâu bệnh trên cây.
- Sâu bệnh: Cây hồng bạch xếp có thể mắc phải một số bệnh người trồng cần phải theo dõi thường xuyên để chữa trị kịp thời.
Cây hồng bạch xếp trồng chậu sai trĩu hoa
Các bệnh thường gặp trên hồng cổ bạch xếp
Nhìn chung hồng cổ bạch xếp rất khoẻ mạnh và ít khi bị mắc bệnh. Tuy nhiên vào mùa đông cây có thể mắc bệnh phấn trắng. Đây là một bệnh do vi khuẩn nấm gây ra trên hoa hồng có tên gọi khoa học là Sphaerotheca pannosa var. Độ ẩm không khí trên 85% được xem là điều kiện thuận lợi để chủng nấm phát triển. Chúng phủ nhiều tại các thân, chồi và lá của cây thành một lớp phấn mịn trắng. Tuy nhiên người trồng không nên quá lo lắng bởi bệnh này khá dễ chữa trị. Bạn có thể dùng các loại thuốc như Anvil, Daconil để khắc phục tình trạng này.
Cây hồng bạch xếp cổ giá bao nhiêu?
Giá bán của hồng bạch xếp trên thị trường hiện nay rất đa dạng tùy thuộc vào từng shop cây cảnh. Để biết chính xác được giá bán bạn có thể liên hệ trực tiếp tới các cửa hàng. Trước khi mua bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin để tránh gặp phải rủi ro.
Mua cây giống hồng bạch xếp ở đâu uy tín?
Để mua được hồng bạch xếp không quá khó khăn. Trên thị trường hiện có rất nhiều đơn vị cung cấp giống cây này. Bạn có thể mua ngay tại các shop cây cảnh gần với nơi mình đang sinh sống. Hoặc cũng có thể mua trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, lazada, tiki, fb…Tuy nhiên với cách này bạn cần tham khảo thông tin về quá trình vận chuyển để tránh sai sót.
Trên đây là thông tin về hồng bạch xếp mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Qua đó hy vọng sẽ giúp bạn biết cách trồng và chăm sóc loài hoa này. Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ với Khu Vườn Xanh để được hỗ trợ thêm thông tin nhé!