Cây Cúc tần Ấn Độ được ví như một thảm xanh tươi mát đến từ thiên nhiên. Loài cây này không chỉ mang đến khả năng che chắn tuyệt vời mà còn có rất nhiều ý nghĩa trong phong thuỷ. Vậy loài cây này có đặc điểm, công dụng và ý nghĩa gì? Bài viết sau đây của Khu Vườn Xanh sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.
Đặc điểm của cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như mảnh trức. Loài cây này có tên khoa học là Vernonia Eliptica. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện nay được nhân giống và có mặt tại nhiều nơi trên thế giới.
Cúc Ấn Độ có một số đặc điểm hình thái bên ngoài như:
- Đây là loài cây thân gỗ thuộc dạng leo, nếu phát triển trong điều kiện lý tưởng cây có thể leo đến 30m.
- Thân cây có màu xanh nhạt về già sẽ hóa thành gỗ và chuyển sang màu nâu.
- Cuc tan an do không có rễ nên chúng sẽ không bám sát được vào tường nhà
- Lá của cây dài từ 3 - 10cm và có dạng hình trứng nhỏ dần về phía đầu.
- Lá khi còn non sẽ có màu xanh nhạt, khi già sẽ đậm dần. Lá của cây không mọc đối xứng mà thường mọc xen kẽ với mật độ rất dày.
- Hoa của cây khi nở thường tạo thành các chùm, mỗi chùm sẽ có 5 bông. Cánh hoa nhỏ nhắn có màu trắng hoặc có màu hồng nhạt nhẹ nhàng.
- Quả của dây cúc tần Ấn Độ có màu nâu và hình dạng trụ với 5 góc.
Cúc tần Ấn Độ được trồng nhiều tại ban công, hàng rào..
Cúc tần Ấn Độ hợp mệnh gì? tuổi gì?
Trong phong thủy và ngũ hành tương sinh tương khắc, cây Cúc tần Ấn Độ có màu xanh tươi mát nên rất phù hợp với người có mệnh Mộc. Bên cạnh đó những người mang mệnh Thổ cũng thích hợp trồng loại cây này trong nhà.
Xét về tuổi, những người tuổi sau đây khi trồng cây sẽ mang lại được nhiều sự may mắn và thuận lợi trong công việc như:
- Nhâm Ngọ (2002)
- Kỷ Hợi (2019)
- Mậu Thìn (1988)
- Tân Sửu (1961)
- Canh Tý (1960)
Cây leo cúc tần Ấn Độ hợp với hầu hết mệnh trong phong thủy
Lợi ích và ứng dụng trang trí cây Cúc tần Ấn Độ
Cúc tần Ấn Độ không chỉ đẹp mà còn được biết đến với rất nhiều lợi ích trong đời sống như:
Ứng dụng trong làm thuốc
Không chỉ được trồng nhiều với mục đích trang trí, loài cây này còn được sử dụng làm thuốc. Cây có chứa vitamin C, protein, chất vô cơ, sắt và một số thành phần khác. Cả thân, lá và rễ của cây đều được ứng dụng vào làm thuốc.
Theo Đông Y cây còn có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm và sát trùng. Giúp người dùng khắc phục được chứng chán ăn, giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt.
Thanh lọc không khí
Tại các thành phố lớn, khói bụi luôn là một bài toán khó và đau đầu. Lượng khí bụi ngày càng tăng cao đã phần nào gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Do đó, việc trồng cây được xem là giải pháp rất hoàn hảo giúp thanh lọc không khí thêm trong lành.
Ngoài ra, trồng cúc tần Ấn Độ sẽ giúp ngăn chặn được bụi bẩn đồng thời giúp cân bằng độ ẩm và bổ sung thêm oxy cho không gian.
Giúp cho không gian thêm xanh mát
Loài cây này thường được trồng rất nhiều tại các quán ăn, quán cafe. Chúng mang đến sự mát mẻ và cảm giác dễ chịu cho không gian. Ngoài ra cúc tần ấn độ trồng ban công cũng được xem là vị trí lý tưởng để trồng cây tạo điểm nhấn mới mang đến cảm giác dễ chịu mỗi khi nhìn vào.
Mỗi khi mùa hè đến cây mang đến bóng mát giúp ngăn chặn được ánh nắng trực tiếp chiếu vào, giúp cho không gian thêm mát mẻ hoen. Không những vậy khi mùa đông gió lạnh sẽ bị bức tường này chắn lại giúp cho bầu không khí bên trong luôn có sự ấm áp.
Cây giúp cho không gian thêm xanh mát hơn
Cúc tần Ấn Độ có ý nghĩa gì?
Khúc tần Ấn Độ không chỉ là một loài cây trồng trang trí mang lại sự tươi mát cho không gian mà nó còn mang nhiều ý nghĩa trong phong thuỷ. Khi trồng loài cây này trong nhà sẽ giúp gắn kết các thành viên trong gia đình, mang đến không khí sum vầy và đầm ấm.
Cây có lá mọc rất dày được xem là biểu tượng của sự sinh sôi và phát triển lên từng ngày. Vì vậy, khi trồng loài cây này trong nhà được xem là một cách giúp cho cuộc sống gia đình hạnh phúc và ấm no.
Màu xanh của lá cây là biểu tượng của sự mới mẻ và tràn đầy năng lượng. Mang đến cho gia chủ những điều tích cực trong cuộc sống. Bên cạnh những ý nghĩa trên loài cây này còn được xem là biểu tượng của sự may mắn và bình yên.
Cúc tần Ấn Độ là biểu tượng của sự đoàn kết
Cúc tần Ấn Độ có hoa không? Hoa cúc Ấn Độ có độc không?
Cúc tần Ấn Độ là loài cây có ra hoa, hoa của chúng thường nở thành từng chùm nhỏ và có mùi thơm nhẹ. Mỗi một chùm sẽ có từ 5 bông nhỏ, cánh hoa có màu trắng hoặc màu hồng nhẹ.
Mặc dù là một loại cây có khá nhiều công dụng nhưng thật đáng tiếc là Cúc tần Ấn Độ lại có chứa độc tố nhẹ. Nếu vô tình ăn phải hoa sẽ gặp một số triệu chứng như: tiêu chảy, bị ngứa hoặc nôn mửa. Bạn cần tránh để trẻ nhỏ trong nhà hoặc vật nuôi tiếp xúc hay ăn phải hoa cua loài cây này.
Cúc tần Ấn Độ là một loài cây có độc tố
Cách nhân giống cúc tần Ấn Độ
Để nhân giống cúc tần Ấn Độ có thể sử dụng phương pháp giâm cành. Đây là một phương pháp được nhiều nhà vườn sử dụng thường xuyên. Để nhân giống bạn thực hiện như sau:
- Chọn những cành khoẻ mạnh và không bị sâu bệnh, chọn cành già và nâu. Cắt cành thành từng khúc ngắn từ 20 -25cm.
- Sau đó nhúng một đầu của cành vào thuốc kích rễ rồi để ráo thuốc.
- Lựa chọn các khu vực đất thông thoáng và mát, có nắng để giâm cành đã được chuẩn bị trước.
- Bạn chỉ cần giữ cho giá thể đủ ẩm, sau một thời gian cành sẽ bắt đầu ra rễ, lúc này có thể mang cành đi trồng.
Video hướng dẫn nhân giống cây Cúc tần Ấn Độ
Cách trồng và chăm sóc cây Cúc tần Ấn Độ trên sân thượng
Bạn đã biết cách trồng cúc tần Ấn Độ để cây phát triển khoẻ mạnh chưa? Nếu chưa biết cách thì không nên bỏ qua thông tin dưới đây nhé:
Đất trồng
Cúc tấn Ấn Độ là loại cây không hề kén đất trồng, bất cứ loại đất nào có đủ dinh dưỡng đều rất thích hợp để trồng cây. Tuy nhiên bạn nên ưu tiên loại đất trồng có nhiều mùn để cây phát triển tốt nhất.
Vị trí
Vị trí thích hợp để trồng loài cây này đó là những khu vực cao để cây có thể rủ được xuống dưới. Nếu bạn muốn trồng màu thì khoảng cách thích hợp sẽ là 10 - 15cm. Còn nếu trồng thưa thì khoảng cách sẽ là 20 - 25cm.
Nhiệt độ và ánh sáng
Cúc tần là một loại cây ưa ánh sáng, vì vậy để cây phát triển nhanh bạn nên trồng cây tại nơi có nhiều ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 18 - 28 độ C. Tuy nhiên loại cây này vẫn có thể sống được khi điều kiện khí hậu lên đến 40 độ C.
Nước tưới
Do thuộc dạng thân leo nên cây sẽ không đòi hỏi quá nhiều về nước tưới. Bạn chỉ cần tưới 2 lần vào buổi sáng và buổi tối cho cây là được.
Phân bón
Cứ 1 tháng thì bạn nên bón phân cho cây từ 1 - 2 lần để cây phát triển tốt nhất. Khi mới mang cây về trồng bạn nên bổ sung thêm phân hữu cơ với tỷ lệ đạm cao.
Sâu bệnh
Cúc tần Ấn Độ có khả năng chịu được sâu bệnh rất tốt. Tuy vậy, bạn vẫn cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu bệnh phá hoại.
Trồng cây cúc tần Ấn Độ rủ trên ban công, sân thượng
Lưu ý khi trồng cây cúc tần Ấn Độ
Trồng cây cúc tần Ấn Độ để cây phát triển tốt bạn nên lưu ý một số vấn đề như:
- Nếu trồng cây tại những khu vực quá nắng bạn nên phủ thêm một lớp rạ. Việc làm này sẽ giúp đất hạn chế được sự mất nước quá nhanh.
- Khi mới trồng cần thường xuyên tưới nước để đất đảm bảo được độ ẩm.
- Không nên trồng cây tại các khu vực ít ánh sáng và bóng râm.
- Nếu cây bị vàng lá bạn cần lưu ý lại lượng nước tưới cho phù hợp. Bởi hiện tượng này thường chỉ xảy ra khi tưới không đúng cách ( quá nhiều hoặc quá ít).
Video hướng dẫn trồng cây cúc tần Ấn Độ
Giá cây Cúc tần Ấn Độ bao nhiêu và mua cây giống ở đâu?
Giá cây cúc tần Ấn Độ hiện nay rất đa dạng và có nhiều mức khác nhau. Với một bầu rộng 12cm thì sẽ được bán với giá 35.000 đồng tuỳ thuộc vào từng nơi. Việc tìm mua giống cây không quá khó, bạn có thể mua được tại các website chuyên cung cấp cây hoặc tại cửa hàng cây cảnh gần nơi mình sống.
Trên đây là thông tin về cúc tần Ấn Độ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng thông qua đó sẽ giúp bạn nắm được cách trồng và chăm sóc loài cây này.