Danh mục Menu

Cách trồng và chăm sóc cây Chè xanh chuẩn khoa học công nghệ cao

Cây chè xanh được trồng nhiều tại các nước châu Á với mục đích làm thức uống, cây cảnh hoặc làm thuốc. Đây là loại cây yêu cầu người nông dân cần nắm chắc cách trồng và chăm sóc cây chè xanh chuẩn khoa học công nghệ cao thì mới mang lại năng suất và chất lượng tốt.

Cây chè xanh giúp nhiều nông dân thoát nghèo
Cây chè xanh giúp nhiều nông dân thoát nghèo

Cách trồng cây chè xanh

Để cây chè xanh sinh trưởng tốt, bà con cần lưu ý đến kỹ thuật trồng cây chè xanh như sau:

Chọn đất

Đất trồng chè cần có tầng canh tác từ 80cm trở lên, tơi xốp, có mạch nước ngầm dưới bề mặt 1m, độ pH trung bình của đất từ 4 - 6.

Làm đất và hố trồng

Trước khi trồng khoảng 1 tháng, bà con cần làm sạch cỏ trên đất, cày xới cho đất tơi xốp. Sau đó, bà con có thể bổ hố hoặc cày rạch với độ sâu khoảng 25 - 30cm, khoảng cách các hàng từ 1.3 - 1.35m, các cây cách nhau từ 40 - 50cm. Sau đó, bà con cần bón lót thêm phân hữu cơ để cây hấp thu dinh dưỡng và phát triển tốt.

Chọn giống

Bà con cần lựa chọn giống chè phù hợp với điều kiện khí hậu, nhiệt độ tại nơi trồng, cây chè khỏe mạnh, không sâu bệnh. Tốt nhất là chọn cây chè giống được giâm cành trong túi bầu tại các vườn ươm uy tín.

Cây giống chè xanh đạt chuẩn cần khỏe mạnh, kháng sâu bệnh tốt
Cây giống chè xanh đạt chuẩn cần khỏe mạnh, kháng sâu bệnh tốt

Thời vụ trồng chè

Tùy vào đặc điểm thời tiết, thời vụ trồng chè xanh tại miền Bắc và miền Nam có sự khác nhau, cụ thể:

  • Miền Bắc: Giâm cành từ tháng 1 - 2 và từ tháng 7 - 8, trồng bầu từ tháng 1 - 3 và từ tháng 8 - 9.
  • Miền Nam: Giâm cành từ tháng 2 - 3 và từ tháng 5- 7, trồng bầu từ tháng 2 - 4 và từ tháng 6 - 7.

Kỹ thuật trồng chè xanh

Bà con dùng dao rạch bỏ lớp túi bầu nilon một cách cẩn thận để không làm vỡ bầu đất, đặt bầu chè nhẹ nhàng xuống giữa hố hoặc rãnh, lấp đất xung quanh kín bầu cây và nén đều xanh quanh. Lưu ý, bà con nên đặt mầm chè theo 1 hướng xuôi chiều gió chính để thuận tiện cho chăm sóc, thu hoạch chè sau này.

Cách chăm sóc cây chè xanh

Sau khi trồng, bà con cần chăm sóc cây chè xanh đúng kỹ thuật thì cây mới cho năng suất cao và chất lượng nước chè tuyệt vời. Dưới đây là một số lưu ý cho bà con:

Tưới nước

Sau khi trồng chè, bà con cần lưu ý tưới nước thường xuyên để cây nhanh chóng ra rễ và sinh trưởng tốt. Ngoài ra, vào mùa khô và khi hạn hán, bà con cũng đừng quên tưới nước thường xuyên để cây tươi tốt nhé.

Tưới nước vườn chè giúp cây phát triển tốt
Tưới nước vườn chè giúp cây phát triển tốt

Dọn cỏ dại

Thường xuyên làm sạch cỏ dại xung quanh gốc chè cũng như trên lối đi giữa các hàng. Nên xới gốc từ 2 - 3 lần/năm để cỏ không có điều kiện phát triển, hút hết chất dinh dưỡng của cây chè.

Cắt tỉa, đốn chè

Cắt tỉa định kỳ cây chè xanh giúp cây tập trung phát triển búp chè, cho năng suất cao và khi uống sẽ thơm ngon hơn. Cắt tỉa, đốn cành sẽ được thực hiện khi cây chè được 2, 3 tuổi và vào tháng 12 đến tháng 1 hàng năm để cây ra búp chè xuân thơm ngon.

Phòng trừ sâu bệnh

Chè xanh là cây nhiều sâu bệnh nên bà con cần chú ý phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ, tiêu diệt mầm bệnh để tránh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

Bón phân

Ngoài bón lót, bà con nên bón phân cho cây chè xanh thường xuyên để cây được cung cấp đủ dưỡng chất cho quá trình sinh trưởng tốt.

Bà con cần thường xuyên dọn cỏ dại, bón phân cho cây chè 
Bà con cần thường xuyên dọn cỏ dại, bón phân cho cây chè 

Các bệnh phổ biến trên cây chè xanh

Ngoài kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách, bà con cần quan tâm đến các loại sâu bệnh để tiêu diệt sớm, tránh để chúng gây hại cho cây chè.

Nhóm bệnh hại búp chè

Bao gồm:

  • Rầy xanh: Loại rầy này hút nhựa ở búp chè non làm cho mầm và lá chè non cong queo, khô cháy.
  • Bọ cánh tơ: Chúng bám ở dưới mặt non khi lá non chưa nở bung, sau đó lá non xòe ra sẽ có 2 đường màu xám song song với gân chính lá. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của búp chè khi thu hoạch.
  • Bọ xít muỗi: Loại sâu bệnh này dùng vòi hút nhựa ở lá non, búp chè, khiến lá, búp chè bị cong queo, xoăn lại không thể thu hoạch.

Các loại nhện hại chè

Chúng bao gồm các loại sau:

  • Nhện sọc trắng: Chúng gây hại lá non, lá bánh tẻ khiến lá xuất hiện màu xám và phủ lớp bụi màu trắng, dẫn đến cây không thể sinh trưởng tiếp được.
  • Nhện đỏ nâu: Loại nhện này cắn lá để hút nhựa trên lá bánh tẻ, lá già khiến lá đổi màu nâu đỏ, chấm trắng và sau đó rụng xuống.
  • Nhện đỏ tươi: Chúng sinh sống ở mặt dưới và cuống lá, khiến cuống lá có màu trắng.
Phun thuốc là biện pháp diệt sâu bệnh trên chè hiệu quả
Phun thuốc là biện pháp diệt sâu bệnh trên chè hiệu quả

Bệnh phồng lá chè

Lá bị phồng, bề mặt không còn mịn, xanh, gây ảnh hưởng đến hình thức và chất lượng của chè xanh.

Bệnh thối búp chè

Bệnh gây hại cho lá non, cuống lá và cành lá non khi gặp thời tiết nóng ẩm, dễ gây rụng lá.

Trên đây, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về các loại sâu bệnh cũng như cách trồng và chăm sóc cây chè xanh chuẩn khoa học công nghệ cao để bà con nhanh chóng thoát nghèo và làm giàu. Hãy luôn theo dõi Khu Vườn Xanh để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích về các loại cây trồng khác, bà con nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Hà Nguyễn

Hà Nguyễn

Tác giả