Danh mục Menu

Cách trồng hoa Hồng trong vườn luôn sai hoa, mùi hương thơm ngát

Hoa hồng trồng trong vườn là lựa chọn được rất nhiều hộ gia đình yêu thích thời gian gần đây. Loài hoa này sở hữu vẻ ngoài nổi bật, hương thơm ngào ngạt và có công dụng trang trí không gian vô cùng hiệu quả. Nếu bạn đang tìm hiểu về loài hoa này, đừng bỏ qua bài viết chi tiết dưới đây của Khu Vườn Xanh để cập nhật thêm các kiến thức hữu ích nhất nhé.

Thông tin về cây hoa hồng

Hoa hồng từ lâu đã được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp quyến rũ, ý nghĩa sâu sắc cũng như rất dễ chăm sóc. Chúng còn được coi là loài hoa tượng trưng cho tình yêu nồng nàn của con người.

Đặc điểm hình thái cây hoa hồng

Trong tự nhiên, hoa hồng thuộc chi Rosa cùng với các loài hoa như tường vy, tầm xuân,… Mỗi loài hoa khác nhau đều có một tên gọi riêng, tên tiếng anh của chúng vì thế cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên thông dụng nhất, được nhiều người sử dụng nhất là Rose.

Hoa hồng sở hữu những đặc điểm sinh thái nổi bật về phần thân, hoa và lá cây:

  • Phần thân cây: Cây hoa hồng thuộc nhóm thân gỗ, có nhiều cành con, trên thân có nhiều gai với các hình dạng khác nhau. Chiều cao trung bình của hoa hồng có thể dao động từ 30cm đến 1,2m tùy thuộc vào giống cây. Phần vỏ thân sần sùi, màu nâu đen nhạt khi về già, khi còn non chúng thường có màu xanh đậm.
  • Phần lá: Lá hoa hồng mọc xen kẽ hình lông chim, thường có hình dạng bầu dục và phần viền răng cưa. Mỗi cành có từ 3 – 4 chùm lá, phần lá có màu xanh đậm, mặt lá không có lông tơ, không bóng mịn mả tương đối thô ráp, nổi gân nhỏ hình xương cá phía trên.
  • Phần hoa hồng: Hoa hồng thuộc kiểu hoa lưỡng tính, có nhiều nụ và mọc theo chùm, khi nở rộ có kích thước khoảng 3 – 5cm. Phần hoa có rất nhiều cánh, các cánh xếp lên nhau, phần nhụy vàng và có mùi rất thơm. Hoa hồng hiện nay có hơn 150 loại với đa dạng các màu sắc khác nhau từ hồng, đỏ, xanh, vàng, cam, đen, tím,…

Đặc điểm sinh trưởng của hoa hồng

Hoa hồng dù là giống cây tương đối dễ chăm sóc tuy nhiên bạn vẫn phải đáp ứng đúng đặc điểm về mặt sinh trưởng của chúng thì cây mới phát triển mạnh mẽ nhất. Một số đặc điểm sinh trưởng của loài hoa này bao gồm:

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để hoa hồng phát triển tốt nhất thường dao động từ 23 – 25 độ C vào ban ngày. Nhiệt độ ban đêm có thể chênh lệch trên dưới mức 16 độ C là tốt nhất. Nếu không phù hợp với điều kiện này, cây sẽ phát triển chậm, cho ít hoa và không đều.
  • Ánh sáng: Hoa hồng ưa ánh sáng nhẹ, không quá nắng gắt, do đó, dể hoa có thể sinh trưởng tốt, ra nhiều, nở đều và đẹp bạn nên trồng cây ở nơi có ánh sáng thích hợp. Tuyệt đối không được đặt cây dưới bóng râm vì có thể làm hạn chế khả năng phát triển của hoa.
  • Độ ẩm: Độ ẩm phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố chính là ánh sáng và nhiệt độ, trung bình, lượng ẩm phù hợp nhất để cây sinh trưởng nhanh sẽ dao động khoảng 70 – 80%. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần có chế độ tưới nước phù hợp, không nên để đất quá khô hoặc quá ẩm.
Cách trồng hoa hồng trong vườn luôn sai hoa, thơm ngát
Cách trồng hoa hồng trong vườn luôn sai hoa, thơm ngát

Chọn giống hoa hồng

Việc lựa chọn được giống hoa hồng phù hợp là vô cùng quan trọng, mỗi khu vực khác nhau sẽ có một giống cây thích hợp. Một loại giống tốt phải đảm bảo ra hoa quanh năm, nở đều, đẹp và có mùi hương thoang thoảng. Cách chọn giống hoa hồng được các chuyên gia hướng dẫn bao gồm:

  • Chọn giống cây trong bầu, chậu phải đảm bảo mập mạp, tươi tốt, có nhiều cành và lá.
  • Phần hoa con phải lớn, màu sắc tươi tắn, cánh hoa bung nở đều.
  • Cây giống không có sâu bệnh, tươi tốt, kích thước trung bình.

Một số giống hoa hồng phổ biến, dễ trồng được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay bạn có thể tham khảo như: hồng leo giàn, hồng nhưng ta, hồng tường vi, hồng tố nữ. Các nhóm hồng giống đỏ, phấn hồng hoặc hồng pha trộn nhiều màu cũng là gợi ý hoàn hảo để bạn cân nhắc.

Cách giâm cành hoa hồng

Để nhân giống hoa hồng trồng trong vườn, người ta có thể sử dụng một số phương pháp như giâm cành hoặc ghép mắt. Cách thực hiện tương đối đơn giản bao gồm các bước chính như sau:

Nhân giống hoa hồng bằng giâm cành

  • Bước 1: Lựa chọn gốc giâm cành, nên chọn cành mập mạp, không bị sâu bệnh, cành bánh tẻ không già hoặc quá non.
  • Bước 2: Chuẩn bị giá thể giâm bằng cách trộn đất thịt với giá thể trấu, mùn xơ dừa để cung cấp dinh dưỡng. Loại bỏ hết phần tạp chất, sâu bệnh và vi khuẩn gây hại cho cây.
  • Bước 3: Cắt cành giâm với chiều dài khoảng 8 – 10cm trên thân có khoảng 2 – 4 mắt. cắt vát 30 độ và giữ lại khoảng 2 – 3 lá cây.
  • Bước 4: Đem cành vừa cắt đem nhúng vào dung dịch kích thích mọc rễ sau đó đem cắm vào bầu đất đã chuẩn bị. Lưu ý cắm cành thẳng đứng, sâu khoảng 2cm vào chính giữa bầu.
  • Bước 5: Tưới nước hàng ngày cho cây để đảm bảo độ ẩm luôn duy trì ở mức khoảng 95%. Sau khoảng 15 ngày cây sẽ bắt đầu cho ra rễ nhỏ, tiếp tục chăm sóc cho đến khi cây phát triển ổn định và tách bầu.
Nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành
Nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành

Cách ghép mắt cây hoa hồng

  • Bước 1: Lựa chọn gốc ghép, cây phải có kích thước to khoảng chiếc đũa, không sâu bệnh, không già hoặc non. Cắt thành các đoạn khoảng 15 – 20cm, đem giâm cành để mọc rễ.
  • Bước 2: Chọn mắt ghép từ cành ghép, là những cành chưa mọc nhánh hoặc mầm, bạn dùng dao gọt vỏ hình chữ nhật ở giữa và tách vỏ ra.
  • Bước 3: Đem góc ghép ghép vào phần vừa tác bỏ, phần vỏ ôm sát thân gốc ghép, mắt ghép sát vết cắt ngang của gốc ghép.
  • Bước 4: Dùng nilon quấn chặt vết ghép, cuốn nhiều vòng sau đó khoảng 2 – 3 tuần là có thể mở ra, nếu mắt ghép xanh, tươi là đã thành công.

Cách trồng hoa hồng đơn giản và nhanh chóng

Nếu bạn là người yêu hoa hồng, muốn sở hữu một vườn hoa tràn ngập sắc màu nhưng không biết cách trồng sao cho phù hợp thì hướng dẫn dưới đây là dành cho bạn. Cùng tham khảo ngay cách trồng hoa hồng đơn giản và dễ dàng với vài ba bước sau:

Thời vụ trồng hoa hồng

Hoa hồng có thể trồng được quanh năm tuy nhiên thời điểm tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của giống cây này là vào mùa xuân hoặc mùa thu. Thời điểm này khí hậu mát mẻ, thường có mưa nên rất thích hợp cho việc trồng cây non.

Nên trồng hoa hồng vào mùa thu và mùa xuân
Nên trồng hoa hồng vào mùa thu và mùa xuân

Đất trồng hoa hồng

Nên chọn đất có độ dinh dưỡng cao, đất đồi, phù sa hoặc đất cát thịt đều rất phù hợp với hoa hồng. Bạn nên trộn thêm một vài loại phân chuồng ủ hoặc giá thể trấ, mùn cưa vào để tăng thêm dinh dưỡng cho đất.

Chọn chậu trồng

Bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc làm luống trồng trong sân vườn. Khi sử dụng chậu cần căn cứ vào chiều cao của cây để lưa chọn kích thước chậu phù hợp. Đối với những cây có chiều cao thấp bạn nên dùng chậu tròn, lục giác với kích thước nhỏ. Ngược lại các cây cao nên dùng chậu có chiều dài tương ứng khoảng từ 50cm trở lên.

Vị trí trồng cây

Cây hoa hồng cần trồng ở vị trí thoáng mát, đón gió và ánh nắng mặt trời. Một số vị trí thích hợp nhất gồm có sân vườn, tiểu cảnh, ban công, lối ra vào hoặc trước cửa nhà,…

Cách chăm sóc hoa hồng luôn sai hoa

Kỹ thuật tưới nước

Hoa hồng cần độ ẩm lớn, do đó việc tưới nước là không thể thiếu. Tần suất tưới nước thích hợp nhất khoảng 1 – 2 lần/ngày, vào các thời điểm mùa mưa có thể thay đổi giảm số lần tưới nước xuống để tránh tình trạng ngập úng.

Kỹ thuật bón phân

Để trồng hoa hồng trong vườn luôn ra hoa đều, bền và đẹp, bạn cần bón phân thường xuyên cho cây. Một số loại phân phù hợp để sử dụng bao gồm phân hữu cơ, vi sinh, phân chuồng ủ hoai, các loại phân đạm, NPK, phân lân. Bạn nên bón phân định kỳ khoảng 15 ngày – 1 tháng/lần.

Cách chăm sóc, bón phân cho hoa hồng
Cách chăm sóc, bón phân cho hoa hồng

Kỹ thuật cắt tỉa

Cắt tỉa ngọn, lá có thể giúp tăng năng suất và chất lượng của hoa một cách hiệu quả. Trong quá trình bấm ngọn, tỉa lá bạn cần chú ý chỉ tỉa những lá già, sâu, vàng và những ngọn hoa đã tàn, tránh tỉa những ngọn non hoặc những ngọn đang chuẩn bị ra nụ.

Phòng trừ sâu bệnh

Hoa hồng là giống cây được đánh giá là đỏng đảnh và rất dễ sâu bệnh, một số loại bệnh thường gặp ở loài hoa này có thể kể tới như sâu lá, nhện đỏ, rệp, sâu xanh, bọ trĩ, sâu đục thân,…

Để giúp cây hạn chế tối đa ảnh hưởng của sâu bệnh bạn nên sử dụng một vài loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu với hàm lượng vừa phải theo khuyến cáo.

Lưu ý khi trồng hoa hồng trong vườn

Hoa hồng không phải loại hoa có thể nở đẹp ngay cả khi không chăm bón thường xuyên, bạn có thể trồng hoa hồng trong chậu hoặc trong vườn ngoài đất thoáng. Nếu bạn đã yêu loài hoa này thì hãy chú ý một số lưu ý nhỏ khi trồng hoa hồng dưới đây:

  • Chú ý chế độ tưới tiêu, duy trì độ ẩm một cách phù hợp để cây luôn có điều kiện phát triển tốt nhất.
  • Chọn giống hoa hồng thích hợp với điều kiện khí hậu khu vực bạn đang sinh sống mới giúp cây sinh trưởng và ra hoa đẹp nhất.
  • Khi trồng cây nên chọn chậu có độ rộng vừa đủ để cây có không gian phát triển và đảm bảo khả năng thoát nước tốt.
  • Thường xuyên cắt tỉa hoa hồng, bỏ đi những cành già, cành tăm, lá sâu bệnh,…sẽ giúp cây thông thoáng và dễ đâm chồi hơn.
  • Phòng ngừa sâu bệnh thường xuyên bằng cách sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật định kỳ. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng để tránh gặp phải các tác dụng ngược.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất chia sẻ tới bạn đọc về hoa hồng trồng trong vườn. Mong rằng qua kiến thức được chúng tôi cung cấp, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu một vườn hoa tràn ngập màu sắc, xanh tốt và nổi bật. Nếu có thêm thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu về các giống cây, giống hoa khác, hãy ghé thăm Khu Vườn Xanh để cập nhật ngay nhé. 

Chia sẻ
(5/5, 2 votes)
Phương Dung

Phương Dung

Tác giả