Danh mục Menu

Hoa Violet - Sắc tím ngọt ngào của tình yêu và sự thủy chung

Hoa Violet là một loài cây hoa nhỏ xinh được trồng chủ yếu ở Hy Lạp, với những đóa hoa tím thủy chung và hương thơm dịu nhẹ, mang ý nghĩa biểu tượng của tình yêu và lòng thuỷ chung, trung thành. Hãy cùng Khu Vườn Xanh khám phá thêm về loài hoa tím này ngay trong bài viết dưới đây!

Hoa violet là hoa gì?

Hoa violet, còn được biết đến với các tên gọi khác như hoa tử linh lan, hoa phi yến hay hoa chân chim, được đặt tên theo hình dáng của nó giống như chân chim hoặc chim yến đang bay. Từ "violet" xuất phát từ màu tím nổi bật và quyến rũ của hoa này.

Ban đầu, hoaviolet được trồng chủ yếu ở Hy Lạp, Mỹ và các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, ngày nay, loài hoa này đã được trồng rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới để đáp ứng nhu cầu của những người yêu hoa.

Cây hoa Violet tím mộng mơ
Hoa Violet tím mộng mơ

Đặc điểm của cây violet

Violet là một loài hoa có đặc điểm đơn giản nhưng vô cùng đẹp, khả năng nở hoa quanh năm và khả năng chịu nhiệt tốt, do đó violet trở thành một lựa chọn phổ biến trong trang trí nội thất và vườn cây. Tuy là loài hoa phổ biến nhưng thực tế vẫn ít ai nắm được đặc điểm cụ thể để phân biệt với loài hoa oải hương (Lavender) cũng như không biết violet nở hoa chủ yếu vào tháng mấy. Dưới đây là tổng hợp các thông tin để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn cùng theo dõi:

Đặc điểm hình Thái

Cây Violet có những đặc điểm hình thái đặc trưng và thu hút sự chú ý của nhiều người. Dưới đây là mô tả chi tiết về các đặc điểm này:

  • Chiều cao và thân cây: Violet có chiều cao trung bình khoảng 50cm, tuy nhiên, có thể có sự biến đổi nhỏ tuỳ thuộc vào loại cây và điều kiện trồng. Thân cây Violet mảnh mai, mềm mại và có màu xanh đậm, tạo nên vẻ ngoài thanh lịch và cứng cáp.
  • Phần lá: Lá Violet có lá hình trái tim nhỏ, màu xanh đậm. Một số loại Violet có lá có đốm, màu sắc có thể từ nhạt đến đậm, tạo nên một hiệu ứng sắc màu hấp dẫn trên cây. Các đốm trên lá có thể có hình dáng và màu sắc khác nhau, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho cây.
  • Hoa: Mỗi bông Violet có hình dạng hình nón hoặc hình chùm nhỏ, gồm 4-5 cánh hoa. Màu sắc của hoa rất đa dạng, từ màu tím phổ biến cho đến màu xanh, hồng, đỏ và nhiều sắc thái khác nhau. Điểm đặc biệt của Violet là sự kết hợp giữa nhị vàng ở giữa các cánh hoa, tạo nên một điểm nhấn nổi bật trong tổng thể.

Hoa violet và hoa oải hương

Rất nhiều bạn bị nhầm lẫn giữa Hoa Violet và hoa oải hương (Lavender). Mặc dù cả hai đều có màu tím và có một số đặc điểm tương đồng, nhưng chúng thuộc vào các họ hoa khác nhau và có hình thái và mùi hương riêng biệt.

Bông Violet có hình thái nhỏ nhắn, thường có màu tím hoặc các tông màu tím, thường được trồng làm cây hoa trong nhà và có nhiều loại màu và hoa đa dạng. Trong khi đó, cây oải hương (Lavender) là một loại cây bụi thân thảo, có lá mọc đối xứng, màu xám và có một lớp lông mịn. Hoa oải hương có màu tím hoa cà và được sắp xếp thành các ống hoa xếp vòng quanh cuống hoa. 

Hoa violet trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật, từ "Sumire" có nghĩa là hộp mực, bắt nguồn từ hai chữ "sumi" (mực) và "ire" (hộp đựng). Vậy tại sao một bông hoa màu tím đẹp như vậy lại được gắn liền với một cái tên kỳ lạ, độc đáo như vậy? Lý do là hình dạng của hoa sumire giống như hộp mực và trong ngôn ngữ hoa, sumire hay violet thể hiện tình yêu nhỏ bé và sự chân thành. 

Mùa hoa Violet

Hoa violet có thể nở quanh năm, tuy nhiên, thời điểm chính để violet nở là vào mùa thu, xuân và hạ. Trong mùa đông, khi thời tiết lạnh, cây violet thường không ra hoa (trừ khi có một mùa đông ấm và cây được chăm sóc đặc biệt). 

Các loại hoa violet phổ biến

Hoa violet xanh

Violet với màu xanh dương đặc trưng mang đến ý nghĩa về sự trung thực. Mỗi bông hoa đại diện cho sự chân thành và tấm lòng rộng mở của bạn. Với tinh thần này, violet là loại hoa đại diện cho lòng trung thực trong công việc và tình yêu. Do đó, không phân biệt ngành nghề, lĩnh vực nào, violet hoa cũng đều thể hiện đức tính quý giá này của bạn, mang đến sự thẳng thắn và không giả dối, tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng.

Hoa Violet xanh mang ý nghĩa của sự trung thực
Hoa Violet xanh mang ý nghĩa của sự trung thực

Hoa violet tím

Là loài hoa có màu sắc đẹp và đặc trưng, đây cũng là một trong những màu sắc phổ biến của violet. Màu tím tạo nên một cảm giác thư thái, tinh tế, và còn là biểu tượng của tình yêu và sự kiên định. Do đó thường được chọn làm loại hoa tặng cho phái nữ trong các ngày lễ đặc biệt.

Bông Violet tím - Biểu tượng của tình yêu và sự kiên định
Bông Violet tím - Biểu tượng của tình yêu và sự kiên định

Hoa violet châu Phi

Còn được gọi là Tử Linh Lan, có tên khoa học là Saintpaulia và tên tiếng Anh là African Violet. Đây là một loài hoa xinh đẹp và dễ trồng, không đòi hỏi nhiều công sức để chăm sóc. Violet Châu Phi có sự đa dạng phong phú với hàng trăm chủng loại và hình dạng khác nhau. Một số loại có lá có đốm, trong khi một số khác có cánh hoa viền trắng uốn lượn.

Violet châu Phi còn gọi là hoa Tử linh lan (African violet)
Violet châu Phi còn gọi là hoa Tử linh lan (African violet)

Ý nghĩa của hoa Violet là gì?

Từ xa xưa, violet tím được coi là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và lòng trung thành, chung thuỷ, son sắt. Màu tím của hoa không chỉ thể hiện sự thủy chung mà còn mang trong nó ý nghĩa của tình yêu bền vững, mãi vẹn nguyên không đổi thay.

Ngoài ra, hoa còn là biểu tượng cho lòng nhẫn nại, kiên định và quyết tâm trong tình yêu. Trong nghi lễ hôn lễ và các dịp gia đình, hoa violet đại diện cho lời hứa và cam kết về lòng chung thuỷ, mang đến sự tin tưởng và chân thành cho tình yêu đôi lứa.

Công dụng của hoa Violet

Không chỉ là một loài hoa đẹp mà còn có giá trị y học đáng kinh ngạc. Các tính chất dược tính của hoa violet đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Nó có thể giúp giảm huyết áp và bảo vệ tim mạch, cũng như được sử dụng trong việc điều trị ung thư, hỗ trợ tiêu hóa và đối phó với các vấn đề như cảm lạnh và cúm.

Đặc biệt hơn là hoaviolet còn có khả năng chống viêm, giảm ho và lọc máu. Nó cũng có thể hạ sốt, giảm tình trạng u nang và điều trị các vấn đề về da. Có thể thấy, không chỉ là một loài hoa xinh đẹp, loài hoa này còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể cho cơ thể con người.

Cách trồng và chăm sóc cây Violet

Violet được nhận xét là không quá khó trồng hay nhọc công chăm sóc. Để có được một chậu hoa đẹp, bạn nên chú ý vào các yếu tố sau đây:

  • Chọn chậu và chất liệu: Violet thích sống trong chậu nhỏ, nên chọn chậu có đường kính khoảng 10-15cm và độ sâu từ 8-10cm. Chất liệu chậu nên là loại thoát nước tốt như gốm, sứ hoặc nhựa.
  • Ánh sáng: Cây violet cần ánh sáng nhưng không thích ánh nắng trực tiếp. Đặt chậu hoa ở nơi có ánh sáng yếu, tuy nhiên không nhiều bóng râm. Nếu ánh sáng không đủ, có thể sử dụng đèn LED trồng cây để bổ sung.
  • Nước và tưới cây: Cây thích độ ẩm từ trung bình đến cao. Tưới nước khi đất trong chậu cạn, nhưng hạn chế làm ướt lá hoa. Sử dụng nước lọc, không chứa nhiều clo và tưới từ phía dưới để tránh tác động lên lá hoa.
  • Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa từ 18-24 độ C và độ ẩm từ 40-60%. Tránh đặt chậu hoa gần các nguồn nhiệt như máy điều hòa hoặc bên cửa sổ có gió lạnh.
  • Cắt tỉa: Loại bỏ các lá hoa và lá cây khô, hư hỏng để tạo không gian cho cây phát triển. Cắt bông hoa cũ khi đã héo và để lại bông hoa mới.

Giá hoa Violet bao nhiêu và mua ở đâu?

Giá hạt giống hoa Violet có thể khác nhau tùy vào nơi mua và loại hạt giống. Tuy nhiên, giá trung bình thường dao động từ khoảng 10.000 đến 50.000 đồng cho một gói nhỏ. Bạn có thể mua hạt giống Violet tại các cửa hàng cây cảnh, cửa hàng hạt giống hoặc trực tuyến thông qua các trang web thương mại điện tử như shopee, lazada, facebook, tiktok,... Ngoài ra, cũng có thể tìm thấy tại các chợ hoa, chợ cây, hoặc từ các nguồn cung cấp cây trồng địa phương.

Những chia sẻ trên đây cũng đã khép lại tất tần tật những thông tin hữu ích về loài hoa Violet. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này cũng như biết đây có phải là loài hoa mà mình tìm kiếm hay không. Đừng quên đón đọc những bài viết khác của Khu Vườn Xanh để có được nhiều những thông tin cần thiết về loài cây khác bạn nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Phan Quyên

Phan Quyên

Tác giả